Châu Á trước ‘cú sốc thứ ba’

16:29 | 04/04/2020

Ngân hàng Thế giới vừa cảnh báo, các nền kinh tế tại châu Á sẽ phải đối mặt với “cú sốc thứ ba” sau thương chiến và Covid-19 có thể khiến đói nghèo gia tăng.


Một đứa trẻ con nhà nghèo đeo khẩu trang ở khu ổ chuột Thái Lan thời dịch Covid-19. Ảnh: Akira Kodaka

Theo báo cáo mới nhất của WB, đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng nối tiếp ngay sau các cuộc chiến tranh thương mại có thể sẽ tàn phá tăng trưởng kinh tế và gia tăng nghèo đói ở châu lục này.

Các đồng tác giả báo cáo nhận định, cú sốc này có thể làm tê liệt ngành tài chính và thị trường vốn, nguồn thanh khoản quan trọng để phục hồi các ngành công nghiệp then chốt và nhiều ngành khác bị tác động tiêu cực bởi coronavirus và buộc chính phủ các nước sẽ phải đưa ra “những phản ứng bất thường”.

Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương cho rằng, cuộc khủng hoảng coronavirus đang tấn công tất cả các quốc gia, chứ không giống như các cú sốc cụ thể của từng nước trước đây như thảm họa thiên tai hay khủng hoảng tài chính.

Trong đó Đông Nam Á được coi là vùng đặc biệt dễ bị tổn thương khi vẫn chưa thoát khỏi hai cuộc khủng hoảng liên tiếp trước đó. “Cú sốc đặc biệt này phải cần một phản ứng đặc biệt kết hợp giữa hành động táo bạo của từng quốc gia, sự hợp tác quốc tế sâu hơn và mức hỗ trợ từ bên ngoài cao”, ông Matoo nói.

Sơ đồ mô tả dự báo giảm phát tăng trưởng tại các nền kinh tế châu Á. Nguồn: WB

Báo cáo của WB cũng dự báo về sự suy giảm tăng trưởng đáng kể trên quy mô toàn khu vực. Nhất là các nước đang phát triển, dự kiến ​​tăng trưởng trong năm nay sẽ chựng lại ở mức 2,1% ở tình thế cơ bản hoặc giảm 0,5% trong kịch bản thấp hơn, so với mức tăng trưởng 5,8% ước tính vào năm 2019.

Đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, thương mại, kiều hối và hàng hóa như Thái Lan, nơi riêng ngành du lịch chiếm ít nhất 10% GDP có thể sẽ sụt giảm tưới tới 5%. Trước đó, dự đoán mới nhất của Ngân hàng Thái Lan cũng ước tính mức sụt giảm 5,3% tăng trưởng GDP trong năm nay.

Đối với Trung Quốc, tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ giảm xuống 2,3% trong kịch bản thứ nhất và 0,1% trong kịch bản thứ hai so với mức 6,1% hồi năm 2019.

Trong số các quốc gia cụ thể, Malaysia, Thái Lan, Đông Timor và một số quốc gia trên đảo Thái Bình Dương có thể sẽ chứng kiến các mức độ suy giảm khác nhau theo tất cả các kịch bản.

Theo đó, Indonesia, Papua New Guinea và Philippines dự kiến ​​sẽ bị tác động mạnh nhất, trong khi Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và Myanmar được đánh giá đỡ hơn nhưng tăng trưởng sẽ ở mức thấp hơn đáng kể so với năm ngoái.

Đối với nhiều quốc gia, cú sốc lớn nhất trong giai đoạn hậu Covid-19 có thể sẽ đến do nhu cầu từ các nước giảm là không thể tránh khỏi, khiến xuất khẩu giảm cùng với doanh thu du lịch, hàng hóa và lượng kiều hối từ xuất khẩu lao động.

Những cú sốc tài chính có thể sẽ khoét sâu thêm vào tổn thương kinh tế, cho dù ở những mức độ khác nhau. Ví như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan dễ bị tổn thương vì mức nợ trong nước tăng cao, trong khi Campuchia, Lào, Malaysia, Mông Cổ và Papua New Guinea mặt khác phải chịu mức nợ nước ngoài đặc biệt nặng nề.

Những hành động mà các chính phủ trong khu vực nên xem xét để giải quyết “cú sốc thứ ba”, theo WB sẽ là những khoản đầu tư khẩn cấp vào năng lực chăm sóc sức khỏe ở mỗi quốc gia trong dài hạn.

Dự báo GDP của Thái Lan sẽ giảm 5% năm nay trong trường hợp xấu nhất. Ảnh: Reuters

Báo cáo cảnh báo rằng, trong trường hợp xấu hơn, như sự sụp đổ của các ngành công nghiệp như du lịch và sản xuất hàng may mặc cũng như sự gián đoạn của khu vực phi chính thức có thể đẩy thêm 11 triệu người rơi vào nghèo đói. Đặc biệt dễ bị tổn thương là nhân công trong ngành du lịch ở Thái Lan và may mặc ở Campuchia nơi mà chính phủ khó có thể giúp đỡ họ.

“Đối với các nước nghèo, việc giảm nợ sẽ rất cần thiết để cho các nguồn lực quan trọng tập trung vào việc quản lý các tác động kinh tế và sức khỏe người dân”, ông Mattoo nói với Nikkei.

Về chính sách kinh tế vĩ mô, báo cáo cho biết cần thiết phải chuyển nguồn tiền mặt khẩn cấp để tăng cường chi tiêu hộ gia đình, cùng với thanh khoản tăng cho các công ty. Ngoài ra, các biện pháp tài khóa cũng nên hỗ trợ các yêu cầu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng và bảo hiểm xã hội nhằm chống lại các cú sốc, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương nhất.

 

Theo Báo Nông nghiệp

Video hay


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô