Câu chuyện xúc động về đôi vợ chồng cùng nhau qua đời trên Titanic

11:52 | 13/04/2022

Là những vị khách giàu có hạng A được nhận quyền ưu tiên nhưng vợ chồng ông bà Straus đã chọn cách ở lại trên tàu Titanic để nhường chỗ cho những người khác và cùng trải qua những giây phút cuối đời bên nhau.


Ảnh: Wikipedia.

Ngày 10 tháng 4 năm 1912, tàu Titanic ra khơi, hướng đến thành phố New York. Con tàu được cho là “không thể chìm” đã va phải tảng băng trôi và bị chìm, cướp đi sinh mạng của rất nhiều hành khách. Trong đó, câu chuyện về gia đình vị khách Straus thực sự khiến công chúng phải cảm động. Vợ chồng Straus chính là minh chứng đầy xúc động cho câu thề ước: “Chúng ta sẽ ở bên nhau cho đến khi bị cái chết chia lìa”.

Sinh ra tại Bavaria (nước Đức) vào năm 1845, ông Isidor Straus là một doanh nhân, chính trị gia người Mỹ gốc Do Thái và là người đồng sở hữu của cửa hàng bách hóa Macy’s. Ông bắt đầu học hỏi công việc kinh doanh khi làm thư ký cho cha. Năm 1865, ông chuyển đến New York cùng với anh trai Nathan và bắt đầu tạo dựng tên tuổi trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị.

New York cũng là thành phố định mệnh, nơi ông Isidor Straus gặp bà Rosalie Ida Blun. Năm 1866, ông Isidor trở thành cộng sự làm ăn của chú bà Ida. Họ tình cờ gặp nhau, trở thành bạn bè rồi nhanh chóng tiến đến làm người yêu.

Họ kết hôn vào năm 1871 và có 7 người con. Những người xung quanh đều khen ngợi vợ chồng ông là những người giàu lòng nhân ái và sự cảm thông. Khi ông Isidor phải đi công tác, hai ông bà sẽ trao đổi thư từ mỗi ngày để thể hiện tình cảm với nhau.

Lên tàu Titanic là một quyết định thay đổi hoàn toàn số phận của họ. Vì ở Anh xảy ra một cuộc đình công than nên cặp vợ chồng phải quay về Mỹ. Họ đặt một khu đủ lớn cho cả hai vợ chồng và những người hầu. Theo nội dung bức thư bà Straus gửi cho bạn mình 4 ngày trước khi tàu chìm, chỗ ở của gia đình Straus thuộc khu hạng nhất, được bài trí theo cách sang trọng nhất với những món nội thất đắt tiền nhất, họ được ở trong những căn phòng thực sự chứ không phải cabin.

Ảnh minh họa: Veres Production/Shutterstock.

Theo lịch sử ghi lại, con tàu Titanic bị chìm vào ngày 15 tháng 4 năm 1912 ở Bắc Đại Tây Dương sau khi đâm vào một tảng băng trôi. Ngay sau vụ va chạm, thuyền trưởng đã ra lệnh sơ tán khẩn cấp hành khách xuống xuồng cứu sinh. Phụ nữ và trẻ em được ưu tiên. Nhưng ông Isador cũng có một suất vì ông là một trong những người đàn ông giàu có nhất trên con tàu này. Ông đã quyết liệt từ chối sự ưu ái này vì thấy còn nhiều phụ nữ và trẻ em vẫn chưa được cứu.

Bà Ida (63 tuổi) vừa là phụ nữ, vừa là hành khách hạng A, tất nhiên bà được đưa ngay xuống xuồng cứu hộ. Thế nhưng khi nhận ra chồng không đi cùng mình, bà đã trở lại con thuyền đắm. Mặc cho các sĩ quan ra sức đưa bà xuống, bà vẫn kiên định: “Chúng ta đã sống với nhau nhiều năm. Anh đi đâu, em theo đó”.

Bà Ida yêu cầu người giúp việc xuống thuyền cứu hộ. Bà còn đưa áo khoác cho cô để giữ ấm và nói với cô rằng: “Cô sẽ cần cái này hơn tôi”. Sau trải nghiệm sinh tử, người giúp việc đó đã sống sót. Chiếc áo khoác trở thành vật kỷ niệm quý giá mà cô còn truyền lại cho con cháu của mình sau này.

Ảnh: Wikipedia.

Trong phim, đôi vợ chồng đã nằm trên giường ôm nhau khi nước tràn vào phòng. Nhưng trên thực tế, không ai biết những giây phút cuối cùng của họ diễn ra như thế nào. “Hai người đứng trên boong tàu, siết chặt lấy nhau, bình tĩnh chờ đợi” – chắt của hai ông bà kể lại.

Cả hai ông bà đều qua đời trên con tàu nhưng vẫn được ở bên nhau cho đến giây phút cuối cùng. Sau vụ chìm tàu, người ta tìm thấy thi thể của ông Isidor nhưng vợ ông thì không. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Woodlawn ở Bronx, New York. Người ta đã xây một đài tưởng niệm cho bà Ida gắn với mộ của chồng.

 

Theo https://guu.vn/cau-chuyen-xuc-dong-dang-sau-cap-vo-chong-quyet-song-chet-ben-nhau-tren-chuyen-tau-titanic-dinh-menh-mqli6WzBbzjKz.html

Video hay

Cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024