Cận cảnh bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á sắp hoàn thành

8:52 | 07/03/2019

Pho tượng Phật có chiều cao 72 m tại chùa Khai Nguyên (Sơn Tây, Hà Nội) được xem là bức đại tượng quy mô tầm cỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á tính đến nay.


 

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 40 km, chùa Khai Nguyên thuộc thôn Khoang Sau (xã Sơn Động, Sơn Tây, Hà Nội) còn được biết đến với cái tên chùa Tản Viên. Chùa có niên đại từ thời nhà Lý, nửa đầu thế kỷ XI. Năm 2008, dù trải qua một cuộc trùng tu lớn nhưng chùa vẫn giữ được lối kiến trúc cũ độc đáo, mang nhiều giá trị lịch sử.
Đầu năm 2015, chùa Khai Nguyên khởi công xây dựng bức Đại tượng Phật A Di Đà nguyện cầu quốc thái dân an thế giới hoà bình.
Trải qua 3 năm thi công liên tục, đến nay bức đại tượng Phật đã dần thành hình với chiều cao 72 m và đang giữ kỷ lục bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á.

 

Nền móng của bức tượng được xử lý bằng công nghệ ép cọc bê tông dự ứng lực nên rất vững chắc. Các hạng mục như vách tường, trần nhà được thiết kế thi công hoàn toàn bằng bê tông cốt thép. Ngoài ra các kỹ sư còn gia cố thêm dầm gánh và cột chịu lực cỡ lớn nhằm đảm bảo tính bền chắc.

 

Sau khi xử lý xong phần khung, việc tạo hình bên ngoài cho bức đại tượng Phật mới được bắt đầu.

 

Bên trong pho đại tượng Phật gồm 13 tầng, trong đó 12 tầng được bố trí cho khách tham quan thờ Bồ Tát và tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã….

 

Đến nay dù đã thành hình nhưng còn nhiều hạng mục nội thất bên trong phải hoàn thiện nên phải mất vài năm nữa công trình này mới có thể đưa vào sử dụng.

 

Với kích thước khổng lồ, pho tượng Phật có thể dễ dàng được nhìn thấy từ khoảng cách xa.

 

Không chỉ sở hữu pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á, chùa Khai Nguyên còn thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc độc đáo. Trong điện Tam bảo của chùa được bài trí 1975 pho tượng Phật lớn nhỏ.

 

Tất cả tượng đều do tăng ni phật tử công đức vào chùa.

 

Với số lượng lớn tượng phật được bài trí, nhà chùa mong muốn du khách về đây tham quan sẽ trút bỏ được phiền não, tìm thấy sự bình an trong tâm hồn.
Khá đông du khách tới tham quan, vãn cảnh chùa, cầu nguyện trong ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch (6/3).

 

Theo Zing

Video hay


Cùng chuyên mục

Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH