Cẩm Mỹ (Đồng Nai): Cần làm rõ những khuất tất từ một vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng

15:25 | 19/05/2021

Có đất nhưng không làm gì được. Chồng chết, con vướng vòng lao lý. Bản thân phải đi thuê nhà để ở. Đó là tình cảnh hết sức bi đát của trường hợp bà Lê Thị Đức ở xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Những bất thường từ công chứng viên

Mới đây, trong đơn gửi cơ quan báo chí, ông Trần Tấn Phát – Luật sư và là đại diện ủy quyền của bà Lê Thị Đức cho biết như sau: ngày 15 tháng 02 năm 2007, ông TSằn A Si và vợ là bà Lê Thị Đức có làm thất lạc Giấy CNQSD đất số 45715 do UBND huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cấp ngày 25/7/1997. Do không am hiểu nhiều về pháp luật, các quy định sử dụng đất đai, nhà ở. Đến tháng 10 năm 2008, vợ chồng bà Đức mới làm đơn trình bày về việc bị thất lạc Giấy CNQSD đất nói trên đến UBND xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai với mục đích xin cấp lại. Tuy nhiên, tại đây, ông bà mới phát hiện Giấy CNQSD đất của gia đình mình đã bị đem đi thế chấp ở Ngân hàng (ngày ký trong hồ sơ là 17/5/2008).

Theo ông Trần Tấn Phát, việc Giấy CNQSD đất của vợ chồng bà Lê Thị Đức được đem thế chấp ngân hàng có nhiều khuất tất cần được làm rõ. Theo đó, vợ chồng bà Đức làm mất Giấy CNQSD đất ngày 15 tháng 02 năm 2007, chỉ sau đó 2 tuần (ngày 28/02/2007) đã được đem thế chấp tại Quỹ Tín dụng Nhân dân trung ương chi nhánh Đồng Nai. Trong đơn, ông Trần Tấn Phát cho rằng, vụ việc trên có sự tiếp tay của công chứng viên Trần Đình Khương, Phòng công chứng số 04, tỉnh Đồng Nai. Ông Phát cho biết, giấy ủy quyền “giải quyết công việc” được lập vào ngày 19/5/2008 là trái pháp luật. Theo đó, ông Si không ủy quyền cho ai tên là Nguyễn Thị Hồng Thắm (sinh năm 1984, thường trú: ấp Hựu Lộc, xã Long Hựu Tây, Cần Đước, Long An). Ông Si và bà Đức là chủ của Giấy CNQSD đất nêu trên không hề biết người được ủy quyền vay vốn là ai, không có giấy tờ nào thỏa thuận việc ủy quyền giữa hai bên. Tại phần ký tên và viết tên trên văn bản ủy quyền không phải là chữ ký, chữ viết của ông Si, bà Đức không biết chữ nhưng không có dấu vân tay. Việc này cho thấy ông Si và bà Đức không có mặt tại Phòng công chứng số 4 trong ngày ký giấy ủy quyền này.

Giấy ủy quyền được lập ngày 19/5/2008 có dấu hiệu trái pháp luật.

Ông Trần Tấn Phát cho hay, Giấy CNQSD đất của ông Si, bà Đức bị thế chấp tại Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương chí nhánh Đồng Nai vào ngày 28/2/2007 và được xóa thế chấp tại văn phòng đăng ký đất đai huyện Cẩm Mỹ ngày 20/5/2008. Tuy nhiên điều mâu thuẫn hơn cả là trước đó 03 ngày (17/5/2008), ông Trần Đình Khương, công chứng viên phòng công chứng số 4 đã công chứng và phát hành bộ hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất của ông Si và bà Đức có số hiệu 08030033/BLTC3 với một bên thứ 3. Mục đích là vay vốn cho ông Lại Văn Kiến và bà Huỳnh Thị Nga số tiền 1.580.000.000 đồng (một tỷ năm trăm tám mươi triệu đồng). Điều trớ trêu hơn cả chính là việc “màn hai cảnh một” đã lặp lại. Ông Si và bà Đức khồng hề quen biết bên thứ 3 (ông Kiến và bà Nga), không biết bên thứ 3 là ai, ở đâu. Tuy nhiên ông Si và bà Đức bằng một cách nào đó đã được đứng tên để vay vốn cho một bên thứ 3. Câu hỏi đặt ra là công chứng viên Trần Đình Khương bằng cách nào đã “phù phép” việc có mặt của ông Si bà Đức để công chứng việc thế chấp bằng quyền sử đụng đất của mình cho người khác vay vốn?

Ông Si và bà Đức không biết bên thứ 3 là ai nhưng lại đứng tên để thế chấp vay vốn?
Chỉ duy nhất trang thứ 6 là có chữ ký của bên thế chấp, từ trang 1 đến trang 5 đều không có? Phải chăng chữ ký và dấu tay đều là giả?

Ông Trần Tấn Phát cũng chỉ ra điều bất hợp lý về ngày tháng ký phát hành bộ hợp đồng thế chấp 08030033/BLTC3. Ngày yêu cầu công chứng là 13/5/2007, trong khi ngày ký và phát hành bộ hợp đồng nói trên là ngày 17/5/2008 (ngày thứ 7). Theo quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ thì đây là ngày nghỉ của cán bộ, công chức Nhà nước.  Điều này cho thấy công chứng viên Trần Đình Khương đã không trung thực khi thực hiện ký văn bản công chứng vào ngày cơ quan không làm việc?

Cần làm rõ những khuất tất của vụ việc

Ông Trần Tấn Phát cho biết, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và bị đơn là ông Lại Văn Kiến, bà Huỳnh Thị Nga, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông TSằn A Si và bà Lê Thị Đức từ năm 2012. Tuye nhiên,  mãi đến ngày 12/7/2019, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa mới mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 60/2012/TLST-KDTM ngày 05/4/2012 về việc tranh chấp “hợp đồng tín dụng” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 23/2019/QĐXXST-KDTM ngày 01/7/2019.

Ông Trần Tấn Phát – đại diện ủy quyền của ông Si và bà Đức cho rằng Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa chỉ căn cứ vào các chữ ký trên trang 6 của hợp đồng thế chấp để giám định và cho rằng đây là căn cứ để ông Si và bà Đức phải phát mãi tài sản trả nợ cho ngân hàng là bất hợp lý. Trong khi đó có rất nhiều văn bản có dấu vân tay, chữ ký, chữ viết của bà Đức, ông Si cần được giám định để làm rõ. Tuy nhiên thẩm phán Nguyễn Kim Dung và Trần Thị Mộng Hà đã không cho giám định và vẫn ra bản án gây bất lợi cho quyền lợi của ông Si và bà Đức.

Không đồng tình với bản án, ông Trần Tấn Phát đã kháng cáo lên Tòa cấp cao. Đến ngày 20/12/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 35/2019/TLPT-KDTM ngày 09/10/2019 về việc “tranh chấp hợp đồng tín dụng”. Tại bản án số 26/2019/KDTM-PT ngày 20/12/2019, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai nêu rõ “Cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ dẫn đến giải quyết vụ án không phù hợp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Si, bà Đức và anh Nhục nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bán án sơ thẩm số 13/2019/KDTM-ST ngày 12/7/2019 của Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Ý kiến của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai tại bản án phúc thẩm số 26/2019/KDTM-PT ngày 20/12/2019.

Mặc dù án sơ thẩm đã bị hủy, nhưng đến nay (tính đến thời điểm tháng 4/2021), Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa vẫn chưa đưa vụ án xét xử lần thứ 2 khi thụ lý đã quá 12 tháng.

Theo đuổi vụ kiện, gia đình khánh kiệt tài sản, bà Đức phải đi thuê căn nhà tồi tàn để ở.

Trong khi đó, gia đình ông Si bà Đức vì theo đuổi vụ kiện đã dẫn đến khánh kiệt tài sản. Ông Si lâm trọng bệnh và đã mất vào tháng 5 năm 2019. Ông cũng là người có công với cách mạng, được tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng nhất. Còn anh Nhục là con trai duy nhất của ông Si, bà Đức hiện nay cũng phải chịu cảnh lao lý. Bà Đức phải thuê nhà để ở tạm, cuộc sống vô cùng vất vả.

Thiết nghĩ, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa cần sớm làm sáng tỏ những khuất tất như đã nêu; vai trò của công chứng viên Trần Đình Khương trong vụ việc. Nhằm sớm đưa vụ án ra xét xử lại, sớm trả lại quyền lợi chính đáng cho những người dân đang trong tình cảnh khốn cùng.

Nguyên Ngọc

Video hay


Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu