Năm 1939, một bác sĩ Thuỵ Điển đã tận mắt chứng kiến các lạt ma Tây Tạng dựa vào tấu nhạc và niệm kinh mà nâng được khối đá nặng hàng tấn lên không trung, rồi đặt gọn khối đá vào chỗ xây dựng. Bí ẩn đằng sau sự việc này là gì?
Học giả, một chuyên gia phân tích các vấn đề xã hội là Văn Chiêu trong chương trình Phóng phi đầu não – Tư tự phi dương (Cất cánh đầu não – Tư tưởng bay cao) đăng ngày 25/4 đã giải thích vấn đề này.
Văn Chiêu tiên sinh dựa vào những chứng cứ xác thực cho rằng việc các tăng nhân Tây Tạng làm được như vậy là dựa vào ít nhất hai loại sóng là sóng âm và sóng điện não để kích hoạt và sử dụng năng lượng điểm không.
Trong chương trình còn đề cập đến công năng ban vận này trong lịch sử có ghi chép, người cổ xưa có thể nâng khối đá nặng đến 300 tấn, nguyên lý chế tạo động cơ vĩnh cửu… Tất cả sẽ có trong phần phân tích dưới đây của Văn Chiêu tiên sinh.
Một nhóm tăng nhân Tây Tạng dựa vào tụng kinh để di chuyển khối đá lớn
Năm 1939, một bác sĩ người Thuỵ Điển đồng thời là tiến sĩ Đại học Oxford tên Jarre đã thấy một cảnh tượng khiến anh kinh ngạc không nói nên lời. Khi đó, anh ở Tây Tạng một đoạn thời gian và quan hệ giữa anh và tăng lữ Tây Tạng rất tốt.
Một hôm tăng lữ mang Jarre đến một đồi cỏ ngay vách núi cao chót vót, vốn dĩ những tăng nhân phải xây dựng một bức tường đá cao… 250m trên mặt phẳng chỗ đó. Cảnh tượng tiếp theo khiến Jarre đến cuối đời vẫn không quên.
Bác sĩ Jarre khi đó thấy hai con bò Tây Tạng kéo một khối đá lớn. Khối đá cao 1m dài 1,5m, so với khối đá ở kim tự tháp Ai Cập thì không khác là mấy. Phía trước khối đá có 6 kèn dài Tây Tạng và 13 cái trống. Trống có trống lớn trống nhỏ, trống lớn so với phiến đá thì không khác nhau nhiều, còn trống nhỏ thì bằng 1/5 khối đá. Tất cả mặt trống đều làm bằng sắt. Dùi trống cũng làm bằng sắt. Những nhạc khí (dụng cụ âm nhạc) này đều được treo cố định trên một giá đỡ, xếp thành hình 1/4 cung tròn.
Khoảng 200 tăng nhân ở phía sau 19 nhạc khí (6 kèn + 13 trống) xếp hàng, mỗi hàng từ 8 đến 10 người. Những khối đá sau khi vào chỗ, tăng nhân phía sau trống nhỏ phát tín hiệu để ra hiệu diễn tấu. Sau đó các tăng nhân bắt đầu thổi kèn đánh trống. Âm thanh của trống nhỏ rất chói tai. Các nhạc cụ khác phát ra âm thanh đinh tai nhức óc đều có thể nghe thấy được. Lúc này tất cả các tăng nhân bắt đầu tụng niệm kinh văn, hơn nữa tốc độ càng ngày càng nhanh.
Trong 4 phút đầu không có gì xảy ra cả, nhưng cùng với tiếng trống và tốc độ tụng kinh càng ngày càng nhanh, phiến đá bắt đầu lắc lư dao động. Đột nhiên phiến đá tăng tốc vọt lên không trung, trôi nổi bồng bềnh trên không trung. 3 phút sau, nó hạ xuống chỗ nền cần xây dựng trên vách núi.
Câu chuyện này nghe thật là huyền hoặc ly kỳ. Bác sĩ Jarre cũng không thể tin những gì mình thấy. Câu chuyện này được ghi lại trong một cuốn sách tên ‘Ai thiết kế vũ trụ này? Điều tra hiện trường’, tác giả là David Wilcock.
Kỳ thực câu chuyện về di chuyển (ban vận) khối đá lớn cách mặt đất ở các nơi khác cũng có.
Puma Punku – Cổng sư tử châu Mỹ
Vào thế kỷ 16, một nhà lịch sử học người Tây Ban Nha đã đến vùng núi Andes ở Nam Mỹ. Ông thấy đâu đâu cũng là di tích kiến trúc làm bằng đá lớn. Điều này khiến ông vô cùng kinh ngạc. Từng phiến từng phiến đá lớn rải rác trên những cánh đồng hoang vu. Mỗi phiến đá ước chừng nặng trên vài tấn, có phiến nặng trên 300 tấn. Nhà lịch sử học này hỏi người dân bản địa: ‘Đây là thứ gì?’. Người dân bản địa nói: ‘Đây gọi là Puma Punku, ý nghĩa là Cổng sư tử châu Mỹ’.
Sau đó nhà lịch sử học lại hỏi: ‘Kiến trúc này là do người Inca các người tạo ra đúng không?’. Người dân bản địa khi đó cười ha ha nói: ‘Làm sao có thể chứ?!’. Họ nói một cách thần bí: ‘Kỳ thực trước khi người Inca chúng tôi đến đây, kiến trúc này đã tồn tại ở đây rồi, nó là do một dân tộc thần bí kiến tạo nên’. Người dân bản địa nói thêm: ‘Chủng tộc thần bí này có kỹ thuật tiên tiến hơn nhân loại. Họ chỉ cần niệm động chú ngữ (thần chú) thì những khối đá lớn đối với họ mà nói là như không có trọng lượng, rất nhanh là xây xong rồi’.
Nhưng các nhà khảo cổ học đương nhiên không để tâm truyền thuyết nhân gian này. Những nhà khảo cổ học bắt đầu giám định, sau đó công bố rằng đó là di tích kiến trúc có từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 5. Nhưng điều các chuyên gia không có cách nào trả lời được đó là: Puma Punku ở trên cao nguyên sa mạc thuộc dãy Andes, nơi này cách mặt nước biển hơn 4.000 m, thế thì những phiến đá hơn vài tấn, thậm chí trên trên trăm tấn vận chuyển lên đỉnh núi như thế nào đây? Hơn nữa xung quanh Puma Punku không có bất cứ mỏ đá nào, thế thì những khối đá kia chỉ có thể được vận chuyển từ nơi khác tới.
Với điều kiện vận chuyển hiện nay, muốn vận chuyển khối đá nặng như vậy, xác thực là vô cùng khó khăn, huống chi là người Inca cổ đại.
Nhưng có một câu chuyện rất đáng để lật lại. Đây là câu chuyện mà người Inca giải thích về di tích những khối đá lớn. Thủ đô đế quốc Inca là Cuzco, gần đó có một địa điểm quan trọng là Sacsayhuaman. Không biết chính xác di tích nơi đây lưu lại từ khi nào, nhưng toàn bộ là dùng những khối đá nặng mấy chục tấn đến trên trăm tấn để xếp lên. Từng có một vị quốc vương Inca muốn làm lại (phục chế) một nơi như Sacsayhuaman. Ông trưng dụng hơn 20 nghìn người để kéo một khối đá nặng hơn 100 tấn. Từ bãi đá đến Sacsayhuaman phải vượt qua một ngọn núi cao. Lúc này sự cố đã xảy ra. Tại nơi dốc cao chót vót, phiến đá mất kiểm soát rồi lăn xuống sườn núi, đè chết 3.000 người. Quốc vương đành phải dừng công trình này.
Câu chuyện này nói rõ người Inca không có đủ sức mạnh kỹ thuật ấy để xây dựng một thành luỹ kiểu như Sacsayhuaman. Trắc nghiệm ngày nay cho rằng Puma Punku đã là đống hoang tàn từ 15 nghìn năm trước, cũng chính là nói, nó được người nguyên thuỷ xây dựng từ trước cả 15 nghìn năm. Càng kỳ lạ hơn nữa là người nguyên thuỷ như thế nào mới có thể ban vận (di chuyển) những khối đá hàng mấy chục tấn đến một cao nguyên cách mặt biển cao đến vậy?
Nếu những người này giống như những tăng nhân Tây Tạng mà chúng ta đề cập ở phần đầu, thế thì việc xây dựng được kiến trúc như Puma Punku sẽ không quá khó.
Đương nhiên điều này nghe có vẻ rất huyền hoặc, nhưng chúng ta từ một góc độ khác mà lý giải thì sự huyền ảo sẽ giảm đi khá nhiều.
Năng lượng điểm không trong chân không: Bí mật của động cơ vĩnh cửu
Có một người dùng mạng gửi tôi một tin nhắn đề cập đến một danh từ gọi là ‘năng lượng điểm không trong chân không’ (Chân không linh điểm năng – 真空零點能). Hôm nay chúng ta sẽ giảng về nó.
Năng lượng điểm không trong chân không cũng gọi là năng lượng điểm không. Ý nghĩa là trong chân không tồn tại năng lượng thấp nhất. Vậy nó có ý nghĩa gì? Khoa học gia phát hiện, vật chất khả kiến mà con mắt chúng ta nhìn thấy được ví như Trái đất, Mặt trời, Hệ ngân hà và tất cả Hệ ngân hà khác, đây thuộc về vật chất khả kiến (vật chất có thể thấy được). Chúng ta cảm thấy rằng tổng khối lượng của chúng vô cùng lớn. Nhưng kỳ thực nó chỉ chiếm khoảng 4% trong vũ trụ. Vật chất tối mà mắt thịt không nhìn thấy được chiếm khoảng 26%. Tổng hai cái lại là 30%. Còn lại 70% là thứ gì? Chính là năng lượng tối. Nó chính là nguồn động lực thúc đẩy sự giãn nở của vũ trụ.
Năng lượng điểm không chính là có quan hệ trực tiếp với năng lượng tối này. Trong tập trước ‘Thần sáng tạo ra vũ trụ ư?’ đã giảng, Einstein trong thuyết tương đối rộng có một hằng số vũ trụ, nguồn gốc của nó chính là năng lượng điểm không này.
Các nhà khoa học đánh giá rằng, lý luận về năng lượng điểm không có giá trị rất lớn, có thể vận dụng hay không thì chúng ta trước tiên chưa nói, nhưng trên lý luận thì có giá trị rất lớn. Bởi vì trên mỗi điểm nhỏ trong thời không vũ trụ, chúng đều tồn tại, xác thực là tồn tại đầy khắp vũ trụ. Bạn nghĩ xem nó có thể lớn không?
Năm 1948, nhà vật lý học Hendrik Casimir đã chứng thực được sự tồn tại của năng lượng điểm không. Thế là hiệu ứng vật lý này dùng tên của ông để đặt tên, gọi là hiệu ứng Casimir. Ý nghĩa là gì? Nói một cách đơn giản chính là chân không không phải là không. Trong chân không, giữa hai tấm kim loại không mang điện. Do sự thăng giáng lượng tử, hai tấm kim loại ấy vẫn phát sinh lực hấp dẫn. Nhưng hiệu ứng này chỉ có ở hai vật thể với cự ly rất gần, ở cấp độ nanomet (10^-9m) mới có thể trắc định được. Lực hấp dẫn này vô cùng vô cùng nhỏ yếu, nó tuyệt không thể khởi tác dụng di chuyển vật thể lên không. ‘Chim sẻ tuy nhỏ, ngũ tạng câu toàn’, dù nhỏ nhưng cũng chứng tỏ trong chân không có năng lượng tồn tại.
Năng lượng điểm không này ‘vô xứ bất tại’ nơi nào cũng có, chính là nói chúng ta thường dùng chân không để đóng gói, trong đó cũng có chủng năng lượng này.
Đương nhiên mọi người nghĩ, trong chân không đã là có năng lượng phong phú như thế, lấy nó bất tận, dùng nó không hết, vậy thì tại sao không lấy ra sử dụng? Đó là bởi vì lý tưởng tuy phong phú nhưng thực tế lại rất hạn chế.
Xác thực là có người muốn dùng năng lượng điểm không để chế tạo động cơ vĩnh cửu, chính là không cần nguồn cung cấp năng lượng thêm vào, nó là cỗ máy tự mình vận động vĩnh viễn. Nhưng điều này xưa nay chưa thực hiện được.
Sau đó cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã có một ý tưởng hiện thực hơn. Họ muốn lấy năng lượng điểm không từ trong chân không chuyển hoá thành lực đẩy, để cho động cơ tàu vũ trụ sử dụng nguồn năng lượng miễn phí này, có thể bay xa hơn một chút. Trước mắt đây chỉ là cách nghĩ như vậy.
Phòng thí nghiệm dựa trên nguyên tắc đó của NASA vào năm 2016 đã thảo luận lý luận của cách nghĩ này liệu có chính xác hay không. Thông thường mà nói ở trong giới khoa học, một hạng mục kỹ thuật mới, nó có thể thành công hay không, việc đầu tiên là xem có cơ sở lý luận để chống đỡ cho nó hay không.
Tin tốt là các nhà khoa học cho rằng dùng hiệu ứng Casimir để chế tạo động cơ đẩy plasma chân không là có thể làm được. Nói cụ thể hơn một chút, làm một so sánh chính là lấy ‘trường điểm không’ làm thành một bức tường thấp, con người nhảy lên tường, rồi từ đó giậm nhảy, ngay lập tức có thể bay được một đoạn. Dự kiến trong thời gian 10 năm, trong 1 mét vuông mặt cắt động cơ mỗi giây gia tốc được 0,1m. Nghe có vẻ hiệu quả gia tốc này không cao lắm, nhưng nếu thành công, tất cả năng lượng đều lấy được trong chân không, do đó động cơ phi thuyền không cần mang theo nguồn năng lượng mà sử dụng nguồn năng lượng điểm không. Vậy thì ước mơ động cơ vĩnh cửu của con người sắp thực hiện được.
Lạt ma Tây Tạng đã điều động được ‘năng lượng điểm không’ vô xứ bất tại
Quay lại các tăng nhân Tây Tạng trong câu chuyện lúc đầu của chúng ta, liệu họ có đang nắm giữ những bí mật của nhân loại? Các lạt ma không động tay không động chân, chỉ dựa vào niệm kinh và âm nhạc lại khiến khối đá bay lên không trung. Tuy không động tay không động chân nhưng nhưng ít nhất ở đây họ có sử dụng hai loại sóng với tần số chấn động khác nhau. Một loại là sóng âm, một loại nữa là sóng điện não của các tăng nhân.
Họ không ngừng gia tăng tốc độ niệm kinh, tần số sóng âm khác cũng càng ngày càng dày, đột nhiên trường chấn động này khiến khối đá bay lên không trung, hơn nữa được đặt chính xác vào công trình. Đây chính là miêu tả từ một góc độ khác của loại hiện tượng kỳ dị này.
Hiện tượng này trong giới vật lý thật khó mà giải thích, bởi vì nâng hạ phiến đá phải cần máy móc mới có thể làm được, đây là công việc của cần cẩu. Vậy mà những tăng nhân dựa vào tấu nhạc niệm kinh làm sao có thể khởi tác dụng của cần cẩu đây? Điều duy nhất có thể nghĩ đến là họ điều động năng lượng khác, chính là năng lượng điểm không vô xứ bất tại. Đây chính là giải thích hợp lý cho câu chuyện này.
Còn như việc họ vì sao thông qua tấu nhạc và niệm kinh mà có thể điều động chủng năng lượng này để thay thế tác dụng của cần cẩu? Quá trình cụ thể phát sinh như thế nào? Vậy thì phải mở rộng đầu não và nghiên cứu nhiều hơn nữa mới có thể tìm ra được điều huyền diệu ở trong đó.
Theo ĐKN