An Giang phát triển du lịch làng Chăm

14:36 | 11/07/2023

Với những giá trị văn hóa độc đáo, các làng Chăm ở An Giang đang thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, nhất là khách du lịch nước ngoài. Trong đó, du lịch văn hóa Chăm thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách và được du khách thích thú khi đến trải nghiệm.


Qua phà Châu Giang (Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang) là đến với hai làng Chăm Phú Hiệp và Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang). Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở xã Châu Phong đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách thập phương.

Được biết, những thiết bị tiên tiến được đưa vào sử dụng để việc sản xuất sản phẩm thổ cẩm nhanh chóng và tiện lợi hơn. Nhưng tôi vẫn giữ lại nghề dệt truyền thống như một cách giữ gìn những giá trị văn hóa của người Chăm, dù cho sản phẩm có giá thành cao hơn so với dùng máy. Đã có nhiều đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm và rất thích thú tìm hiểu về đời sống, phong tục, tập quán của cộng đồng người Chăm.

An Giang phát triển du lịch làng Chăm

Làng Chăm Đa Phước (huyện An Phú, tỉnh An Giang) là điểm đến của nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài, bình quân mỗi tháng có khoảng 3.000 lượt du khách. Hiện tại, làng Chăm Đa Phước có 2 bến thuyền phục vụ đưa, rước khách tham quan. Ở đây trưng bày các khung dệt thổ cẩm, có 2 điểm bán hàng lưu niệm là những sản phẩm truyền thống mang bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc.

Ở làng Chăm Đa Phước, từ sau khi được hỗ trợ tham gia các mô hình du lịch cộng đồng, cuộc sống của người Chăm được nâng lên rõ rệt. Trước đây, các sản phẩm dệt thổ cẩm, xà rông, khăn, áo, đồ thủ công truyền thống chủ yếu phục vụ cho cộng đồng Chăm thì nay trở thành sản phẩm du lịch, được du khách ưa chuộng.

Tương tự, các món ăn truyền thống của người Chăm An Giang như tung lò mò (lạp xưởng bò), cà ri cơm nị, bánh bò nướng (bánh “nămparăng”)… trở thành đặc sản phục vụ du khách. Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa truyền thống chẳng những giúp đồng bào dân tộc thiểu số Chăm có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn giúp bà con nơi đây mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Có không ít người Chăm đã vươn lên thành đạt.

Bên cạnh, làng bè Cồn Tiên cũng là nơi hấp dẫn du khách tham quan vùng sông nước đầu nguồn An Phú. Hiện, khoảng 25 hộ dân sống bằng nghề đưa rước khách từ TP. Châu Đốc sang làng Bè, làng Chăm Đa Phước tham quan mỗi ngày. Do nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách nên một số hộ đã kết hợp việc chăn nuôi thủy sản gắn với bán các mặt hàng truyền thống của đồng bào dân tộc và phục vụ ăn uống cho khách tham quan ngay trên bè.

T.H

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/an-giang-phat-trien-du-lich-lang-cham-post255647.html

Cùng chuyên mục

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm