Nghề dệt tơ làng Cổ Chất nổi tiếng nhất tỉnh Nam Định đứng trước nguy cơ mai một

6:16 | 24/07/2023

Từ bao đời nay, làng nghề dệt Cổ Chất thuộc xã Phương Đình, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tuy nhiên, những năm trở lại đây nhiều hộ gia đình trong làng đang lo ngay ngáy khi nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.


Vào đầu thế kỷ thứ XX, thực dân Pháp thấy được tiềm năng phát triển nghề ươm tơ ở đây. Vì vậy họ đã cho xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngay ngôi làng này. Từ đó nghề ươm tơ ở Cổ Chất bắt đầu phát triển. Trong các thập kỷ qua, Cổ Chất là nơi cung cấp tơ sợi cho các làng dệt lụa trong nước.

Cho đến ngày nay, người dân trong làng vẫn thường làm tơ theo phương pháp thủ công như một thói quen và họ luôn đau đáu lòng yêu nghề, giữ nghề truyền thống của quê hương. Tại làng Cổ Chất, nhiều hộ gia đình đầu tư máy móc, nhà xưởng hiện đại để sản xuất. Tuy nhiên, dù làm thủ công hay bằng máy, từng sợi tơ đều rất đẹp và có chất lượng tốt. Sợi tơ thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng.

Hiện tại, người dân trong làng Cổ Chất vẫn thường làm tơ theo phương pháp thủ công như một thói quen và lòng yêu nghề truyền thống của quê hương.

Có mặt tại làng tơ Cổ Chất, chúng tôi bị thu hút bởi tiếng lách cách tiếng thoi đưa rộn rã, tiếng lạch cạch của những guồng quay tơ. Tại những xưởng kéo tơ, các bà các mẹ đang miệt mài hăng say trong công việc, những màn khói bốc nghi ngút từ nối nước luộc kén. Trên những khoảng sân ngập nắng, những bó tơ vàng, tơ trắng mềm mại, suôn đều, óng ả phơi trên những sào tre.

Theo tìm hiểu, làng tơ Cổ Chất ở hiện tại chỉ còn khoảng 20 đến 30 hộ gia đình theo nghề. Người dân trong làng cho biết, con tằm rất nhạy cảm với thời tiết, do đó việc chăm sóc và nuôi dưỡng vô cùng khó khăn và nhiều rủi ro. Hiện tại, 1kg tơ tằm người dân có thể bán với giá 1,5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các loại chi phí kéo theo như nhân công, vận chuyển… đều tăng nên khoản lãi thu lại chẳng đáng là bao. Đó cũng là lý do khiến nhiều gia đình không giữ nghề.

Hình ảnh quy trình làm tơ tằm làng nghề dệt Cổ Chất

Nhiều hộ gia đình đầu tư máy móc, nhà xưởng hiện đại để sản xuất. Tuy nhiên, dù làm thủ công hay bằng máy, từng sợi tơ đều rất đẹp và có chất lượng tốt. Sợi tơ thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng.

Trong những xưởng kéo tơ, các bà các chị miệt mài làm việc trong màn khói bốc nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Trên những khoảng sân ngập nắng, những bó tơ vàng, tơ trắng mềm mại, suôn đều, óng ả phơi trên những sào tre.

Chia sẻ với báo chí, chị Nguyễn Thị Yến – Chủ một xưởng sản xuất tơ tằm cho biết, sợ tơ phải được phơi dưới nắng to mới sáng, đẹp nếu thời tiết âm u thì tơ sẽ xám xịt, không chất lượng. Sau khi phơi khô được lái buôn đến tận nơi để nhập hàng, một phần đổ cho những xưởng dệt, còn phần lớn sẽ mang đi xuất khẩu sang Thái Lan, Lào, Campuchia.

Chị Yến cho biết thêm, trong quy trình dệt lụa, người làng tơ Cổ Chất sẽ ươm cả tơ trắng lẫn tơ vàng. Kén tằm sẽ được nhập ở những vùng lân cận như tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình. Sau 20 – 25 ngày kén tằm trưởng thành thì có thể đem đi kéo sợi. Sợi tơ làm xong sẽ được phân chia thành 3 loại. Sợi tơ tốt nhất gọi là sợi mốt rồi đến sợi mành và cuối cùng là sợi đũi dùng để dệt loại vải thô, vải sồi. Để có sợi tơ đẹp mịn thì người làm phải thật khéo léo, gỡ kỹ rồi vừa se và chuột sợi.

“Tơ lụa được dệt bằng máy nâng cao năng suất tuy nhiên cũng cần tỉ mỉ, tập trung cao độ để cho ra thành phẩm đẹp và chất lượng”, chị Yến nói thêm.

Từ xưa đến nay, kĩ thuật ươm tơ của làng Cổ Chất đã nổi tiếng xa gần. Kỹ thuật dệt lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ. Từ việc lựa chọn, phân loại kén tằm, cho đến việc đảo kén, lấy mối tơ để tạo nên những nén tơ căng chắc, bóng mượt.

Sang tháng hai âm lịch là mọi người bắt đầu vào vụ ươm tơ đầu tiên. Đến tháng 9 âm lịch là hết chính vụ. Nếu có kén, người làng có thể làm thêm vụ tằm ép vào tháng 12 dương lịch. Vì vậy vào tháng 8, tháng 9 khi đến đây sẽ thấy không khí tất bật, nhộn nhịp.

Trải qua hàng thập kỷ, nghề tơ lụa ở làng nghề Cổ Chất cũng giống tình trạng của nhiều làng nghề truyền thống khác, không thoát khỏi tình trạng mai một. Đến nay, cả làng còn khoảng 20 đến 30 hộ gia đình còn ươm tơ.

Đình Trung

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/nghe-det-to-lang-co-chat-noi-tieng-nhat-tinh-nam-dinh-dung-truoc-nguy-co-mai-mot-post257320.html


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả