Sửa Nghị định xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

21:25 | 08/05/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đang soạn thảo dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT).

Nghệ sĩ Xuân Bắc và Nghệ sĩ Chí Trung có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Quy định “người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật” mở ra cơ hội được phong tặng cho nhiều người hoạt động nghệ thuật hơn.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy xác nhận với Tiền Phong rằng Bộ VHTTDL đang trong quá trình xây dựng hồ sơ dự thảo nghị định. Cuối tuần qua, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nêu việc bổ sung một số đối tượng hoạt động nghệ thuật nhằm đảm bảo quyền lợi cá nhân người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Thứ trưởng khẳng định Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT thay thế Nghị định số 89/2014/NĐ-CP và Nghị định số 40/2021/NĐ-CP nhằm hoàn thiện, khắc phục những bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu.

“Quy định, tiêu chí cần mang tính bao trùm, tránh bỏ sót”, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nêu. Thực tế ở một số thành phố lớn, nhiều nghệ sĩ tài năng hoạt động tự do, không thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập.

 Nghị định này xây dựng trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Theo đó đối tượng xét tặng danh hiệu được bổ sung “người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật” bên cạnh nghệ sĩ biểu diễn vẫn được xét tặng lâu nay. Một số quy định về tiêu chuẩn cũng được thay đổi để phù hợp với các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

Dự kiến, đối với danh hiệu NSND bên cạnh các quy định chung, nghệ sĩ cần có ít nhất 2 giải vàng quốc gia, trong đó một giải vàng cá nhân hoặc có ít nhất 3 giải vàng quốc gia nếu không có giải vàng cá nhân. Một số trường hợp có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật nhưng thiếu giải thưởng sẽ trình Thủ tướng quyết định.

Đối với người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật phải có tác phẩm xuất sắc, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, có ít nhất hai tác phẩm đạt giải vàng quốc gia.

Đối với danh hiệu NSƯT, cá nhân hoạt động nghệ thuật có ít nhất 2 giải vàng quốc gia, hoặc ít nhất 1 giải vàng quốc gia và 2 giải bạc quốc gia, hoặc 3 giải vàng quốc gia nếu không có giải vàng cá nhân.

Trao đổi với Tiền Phong, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết sau cuộc họp, tổ soạn thảo tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định, Tờ trình để đăng tải rộng rãi xin ý kiến bộ, ngành, địa phương và công chúng.

 

Nguồn: Báo Tiền Phong

Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả