Độc đáo Lễ cúng Ché thiêng của đồng bào Ê Đê

9:48 | 02/05/2023

Lễ cúng ché là một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh quan niệm tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Ê Đê.


Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2023, Đoàn nghệ nhân dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện Lễ cúng ché tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Với đồng bào Ê Đê cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, ché được xem là một tài sản quý. Theo quan niệm của người Ê Đê, ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng, trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn.

Tái hiện Lễ cúng ché tại không gian nhà dài Ê Đê ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: ĐĐK

Ché được coi là vật dụng thể hiện sức mạnh của dòng tộc, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Ché cũng là một phần sính lễ trong cưới hỏi hay vật phẩm phải đền bù khi xử phạt, làm quà biếu, đón một sinh linh gia nhập cộng đồng cho đến khi qua đời…

Người Ê Đê không sản xuất ra ché, mà phải mua hoặc trao đổi từ người Lào hoặc người Kur. Do đó, người Ê Đê luôn làm lễ cúng báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.

Lễ cúng ché là một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh quan niệm tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Ê Đê. Lễ cúng mang ý nghĩa gia chủ muốn thông báo cho bà con trong buôn làng được biết và đến chia vui cùng gia đình đã mua được một chiếc ché quý.

Đồng thời, đây là nghi thức nhập gia cho ché, để từ đây ché chính thức được coi như một thành viên, được quan tâm, đối xử như con người và chung sống lâu dài, mạnh khỏe, vui vẻ, đầm ấm, hòa thuận với gia đình.

Khi không còn sử dụng mà bán hay cho ché đi, gia chủ cũng làm lễ cúng chia tay, tiễn biệt, khi không may làm bể ché thì phải cúng tạ lỗi với thần linh.

Ché được đeo vòng đồng, chuỗi hạt vào cổ và tai với mục đích làm đẹp, được đối xử như con người. Ảnh: ĐCS

Player

00:00
00:00

Use Up/Down Arrow keys to increase or decrease volume.
Audio
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2023, Đoàn nghệ nhân dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện Lễ cúng ché tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Với đồng bào Ê Đê cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, ché được xem là một tài sản quý. Theo quan niệm của người Ê Đê, ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng, trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn.

doc dao le cung che thieng cua dong bao e de hinh 1
Tái hiện Lễ cúng ché tại không gian nhà dài Ê Đê ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: ĐĐK

Ché được coi là vật dụng thể hiện sức mạnh của dòng tộc, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Ché cũng là một phần sính lễ trong cưới hỏi hay vật phẩm phải đền bù khi xử phạt, làm quà biếu, đón một sinh linh gia nhập cộng đồng cho đến khi qua đời…

Người Ê Đê không sản xuất ra ché, mà phải mua hoặc trao đổi từ người Lào hoặc người Kur. Do đó, người Ê Đê luôn làm lễ cúng báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.

Lễ cúng ché là một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh quan niệm tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Ê Đê. Lễ cúng mang ý nghĩa gia chủ muốn thông báo cho bà con trong buôn làng được biết và đến chia vui cùng gia đình đã mua được một chiếc ché quý.

Đồng thời, đây là nghi thức nhập gia cho ché, để từ đây ché chính thức được coi như một thành viên, được quan tâm, đối xử như con người và chung sống lâu dài, mạnh khỏe, vui vẻ, đầm ấm, hòa thuận với gia đình.

Khi không còn sử dụng mà bán hay cho ché đi, gia chủ cũng làm lễ cúng chia tay, tiễn biệt, khi không may làm bể ché thì phải cúng tạ lỗi với thần linh.

doc dao le cung che thieng cua dong bao e de hinh 2
Ché được đeo vòng đồng, chuỗi hạt vào cổ và tai với mục đích làm đẹp, được đối xử như con người. Ảnh: ĐCS

Lễ vật chuẩn bị cho Lễ cúng ché của người Ê Đê bao gồm: 1 con heo lớn, 3 ché rượu lớn, 6 vòng đồng, 3 chuỗi hạt, 3 chén đồng, 3 tô đồng, 1 mâm đồng…

Trước khi tiến hành các lễ nghi, gia chủ phải nhờ các thanh niên trai tráng trong làng vào rừng lấy cây xoan về làm cột rượu, lấy dây rừng về để cột ché, tránh làm ché bị xô đổ, rơi vỡ.

Sau đó, thầy cúng dùng một thanh tre dập một đầu nhúng vào huyết heo và bôi lên cột rượu chính; sao cho phần đầu và chân trước được đặt cạnh 3 ché rượu.

Mâm cúng bao gồm các bát nhỏ trộn lẫn thịt heo với huyết, đĩa bày thịt, tim gan, cật, đuôi heo và ba tô cơm lớn. Vòng đồng, chuỗi hạt cũng được bày lên trên mâm đồng.

Thầy cúng trong trang phục truyền thống, bắt đầu tiến hành nghi lễ cúng thần linh. Ảnh: TQ

Tiếp theo thầy cúng sẽ cúng Yang rông, Yang Cư, Yang Êa, tổ tiên để cầu mong thần linh phù hộ cho các thành viên gia đình sức khỏe dồi dào, chăn nuôi hay trồng cấy đều được mùa, con cái học hành đến nơi đến chốn.

Nghi thức thứ ba sẽ cúng cho ché để mời thần ché cùng dự tiệc với gia chủ. Thầy cúng vừa khấn vừa đeo vòng đồng, chuỗi hạt vào tai và cổ ché với ngụ ý kể từ đây ché sẽ được đối xử như con người.

Sau lễ cúng, thầy cúng sẽ đeo chiếc vòng đồng vào cổ tay người được làm lễ, biểu thị cho lời hứa hẹn, lời cam kết của họ trước thần linh và cộng đồng trước sự chứng kiến của tập thể.

Kết thúc nghi lễ là nghi thức cúng cho chủ ché để xin ban cho sức khỏe, may mắn, làm ăn thuận lợi, để có thể mua được nhiều ché tốt hơn nữa. Sau nghi thức, đại diện gia đình cảm ơn họ hàng, bà con buôn xa, buôn gần đã tới tham dự và mời mọi người ở lại dùng cơm, uống rượu mừng cho gia chủ đã sắm được ché quý.

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng cho ché để mời thần ché cùng dự tiệc với gia chủ. Ảnh: ĐCS

Buổi lễ tái hiện diễn ra tại không gian nhà dài Ê Đê ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã thu hút đông đảo du khách đến theo dõi. Đây là dịp để đồng bào Ê Đê giới thiệu tới cộng đồng các dân tộc và du khách tham quan nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình, cũng như tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Ê Đê nói riêng và cộng đồng các dân tộc nói chung.

T.Toàn

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/doc-dao-le-cung-che-thieng-cua-dong-bao-e-de-post246009.html


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ