Lễ hội hoa đào Lạng Sơn 2023: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, kinh tế cây đào Xứ Lạng

9:30 | 16/01/2023

Tối 15/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội hoa đào Xứ Lạng lần thứ 5 – Xuân Quý Mão năm 2023 với Chủ đề “Kỳ hoa Xứ Lạng-Sắc màu biên cương.”


Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cùng nhiều lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Ông Dương Xuân Huyên – Phó chủ tịch thường trực tỉnh Lạng Sơn phát biểu khai mạc lễ hội

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Dương Xuân Huyên cho biết, Lễ hội hoa đào Xứ Lạng là chuỗi các hoạt động sự kiện được tỉnh Lạng Sơn duy trì tổ chức định kỳ.

Qua nhiều năm tổ chức, lễ hội hoa đào Lạng Sơn đã trở thành một hoạt động văn hóa và sản phẩm du lịch tiêu biểu, nổi bật, đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong, ngoài nước đến với tỉnh tham quan, chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa đào vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Với đặc trưng của khí hậu, thổ nhưỡng, đã từ lâu Xứ Lạng được coi là xứ sở của hoa đào với rất nhiều giống đào đẹp, độc đáo và quý hiếm như: Đào Chuông, đào Bích, đào Bạch, đào Phai, với các loại hoa đơn, hoa kép được trồng hoặc mọc tự nhiên trải rộng trên khắp các bản làng, triền đồi, góc phố, được nhiều người chơi đào khắp các tỉnh, thành trong cả nước biết đến.

Lễ hội diễn ra từ ngày 15/1 đến 19/2 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến ngày 29 tháng Giêng năm Quý Mão)

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, kinh tế của cây hoa đào; đồng thời tôn vinh cây hoa đào, người trồng đào Xứ Lạng, ngày 31/10/2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức Lễ hội hoa đào Xứ Lạng.

Lễ hội diễn ra từ ngày 15/1 đến 19/2 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến ngày 29 tháng Giêng năm Quý Mão) với nhiều hoạt động giao lưu sôi động, mang đậm nét văn hóa bản địa đặc sắc như: Cuộc thi vườn đào đẹp, cây đào đẹp; giao lưu hát Sli, hát Lượn, hát then; múa sư tử dân tộc Tày, Nùng; giao lưu các câu lạc bộ khiêu vũ mở rộng; giao lưu nhảy đường phố cùng các hoạt động triển lãm sách, báo Xuân; trưng bày, trao đổi các sản phẩm OCOP, sản phẩm ẩm thực đặc sắc của tỉnh đã xác lập Kỷ lục món ăn Việt Nam.

PV (VHVN)


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và  tặng quà tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và tặng quà tại Hà Giang