Những địa danh mang dấu chân lịch sử gắn với ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội

13:50 | 07/10/2022

Những địa danh mang dấu chân lịch sử như sân cột cờ Hoàng Thành Thăng Long, Bắc bộ phủ, Ga Hà Nội, chợ Đồng Xuân, Nhà hát lớn Hà Nội… đều là nơi gắn liền với Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10).


Đã 68 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2022), phát huy niềm tự hào và truyền thống thủ đô Anh Hùng – “một thành phố Vì Hòa bình”, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để xây dựng một Thủ đô Hà Nội phồn thịnh, văn minh, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở thời kỳ hội nhập phát triển.

Sau hàng nghìn năm đấu tranh, giữ gìn và bảo vệ, những địa danh từng gắn liền với ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10) đến nay vẫn trường tồn theo thời gian. Cùng theo chân phóng viên Báo Nhà báo và Công luận nhìn lại 8 địa danh mang dấu chân lịch sử, gắn với ngày giải phóng thủ đô, để hiểu rõ hơn về những địa danh lịch sử này:

Địa danh Bắc Bộ phủ – Phủ toàn quyền là nơi được lực lượng quân đội Việt Nam tiếp quản trong sáng ngày 9/10/1954 – Ảnh: Đình Trung

Địa danh tiếp theo là cột cờ Hà Nội – nơi tổ chức lễ thượng cờ lịch sử diễn ra chiều ngày 10/10/1954 – Ảnh: Đình Trung

Khu vực ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên được lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản từ quân Pháp, vào sáng 9/10/1954 – Ảnh: Đình Trung

Trục đường Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng (thuộc khu vực Hồ Hoàn Kiếm) là nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong sáng ngày 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội – Ảnh: Đình Trung

Khu Cửa Nam – nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954 – Ảnh: Đình Trung

Khu vực chợ Đồng Xuân là nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đi qua để tiến về hội quân tại Thành cổ Hà Nội – Ảnh: Đình Trung

Đáng chú ý nhất là khu thành cổ nằm trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long, nơi hội quân của 3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954 – Ảnh: Đình Trung

Mặt chính diện của khu thành cổ nằm trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long – Ảnh: Đình Trung

Sân Cột cờ Hà Nội là nơi tổ chức lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô, chiều 10/10/1954 – Ảnh: Đình Trung

Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi vang lên tiếng còi báo hiệu cho lễ thượng cờ lịch sử chiều ngày 10/10/1954 – Ảnh: Đình Trung

Trung Nguyễn
 Nguồn Báo Công luận 
https://www.congluan.vn/nhung-dia-danh-mang-dau-chan-lich-su-gan-voi-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-post216692.html


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam