Chuyện Đinh Kiến khởi nghĩa tại An Nam chống nhà Đường

14:57 | 19/07/2022

Trong thời kỳ bị phương Bắc đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, dù chỉ giành được độc lập trong thời gian ngắn ngủi hay tạo ra một tiếng vang nào đó, nhưng tất cả đều mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các cuộc khởi nghĩa sau này. Khởi nghĩa Đinh Kiến cũng như vậy.


Năm 548, Lý Nam Đế mất tại đầm Dạ Trạch trong tình cảnh quân lực không nhiều, nước Vạn Xuân bị quân Lương xâm lược. Được tin Lý Nam Đế qua đời, Triệu Quang Phục xưng là Triệu Việt Vương, mong muốn kế tục Lý Nam Đế chống quân Lương.

Năm 550, Triệu Quang Phục đánh đuổi quân Lương, giữ được nền độc lập cho Vạn Xuân.

Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, báo Bình Phước Online.

Lý Phật Tử là cháu họ của Lý Nam Đế, từng bị quân Lương đánh đuổi phải chạy tới Ai Lao. Đến lúc này quay về đánh Triệu Việt Vương hòng giành ngôi vị. Tuy nhiên Lý Phật Tử lượng sức không đánh lại nổi, bèn xin giảng hòa ăn thề. Triệu Việt Vương vốn từng là tướng của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt hậu nhân của người xưa, nên đồng ý.

Năm 571, Lý Phật Tử phụ lời thề, lợi dụng việc thông gia, dấy binh diệt được Triệu Việt Vương rồi đoạt lấy nước. Tuy nhiên Lý Phật Tử không giỏi trị quốc an dân, dù ở ngôi Vua 30 năm, nhưng quốc lực không mạnh.

Năm 602, nhà Tùy cử danh tướng Lưu Phương đưa quân tiến đánh Vạn Xuân, Lý Phật Tử không thể chống nổi nên nhanh chóng thất bại và đầu hàng. Giang Sơn lại rơi vào sự đô hộ từ phương bắc.

Nhà Đường lên thay nhà Tùy, năm 679 đã đổi tên Giao Châu thành An Nam. Quan lại đô hộ thường không chịu triều đình phương bắc quản thúc, nên có thể nói là như một “ông vua nhỏ”, ra sức bóc lột và vơ vét dân chúng.

Đầu tiên là Khâu Hoà, sau đó là đến Lưu Diên Hựu, đều là quan đô hộ tham lam, bắt dân chúng phải đóng thêm các khoản tô thuế ngoài khoản tô thuế của nhà Đường để cho vào kho riêng của mình.

Bấy giờ nhà Đường có quy định những người già đóng thuế nửa suất tô, nhưng viên quan đô hộ là Lưu Diên Hộ lại bắt đóng một suất tô, phần tố thuế phải đóng thêm này sẽ nằm trong kho phủ riêng của Lưu Diên Hựu. Việc này khiến dân An Nam rất căm phẫn.

Lý Tự Tiên bí mật tổ chức cuộc nổi dậy trong dân chúng, tuy nhiên việc bị bại lộ. Lưu Diên Hựu đưa quân đến vây bắt và giết được Lý Tự Tiên.

Cuộc khởi nghĩa tưởng chừng bị dập tắt, nhưng một hào trưởng cũng là thuộc hạ của Lý Tự Tiên là Đinh Kiến cùng với Tư Thận đã tập hợp dân chúng nổi dậy bao vây phủ đô hộ là thành Tống Bình (sau này là thành Thăng Long).

Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, báo Bình Phước Online

Quân nhà Đường bị chia cắt làm hai, chủ tướng Lưu Diên Hựu bị vây chặt trong thành, quân ở ngoài thành không liên lạc được với chủ tướng. Lưu Diên Hựu phải cho quân đóng chặt cửa thành cố giữ rồi cử người xin cứu viện.

Trong “Tân Đường thư” có ghi rằng quân thường trực của An Nam Đô hộ phủ là 4.200 người và 300 con ngựa, so với quân khởi nghĩa của An Nam thì vẫn lớn hơn nhiều.

Quan trấn giữ Quảng Châu là Phùng Tử Du nhận được lời cầu cứu, nhưng vốn không ưa gì Lưu Diên Hựu nên cũng không đưa quân đến ứng cứu.

Lưu Diên Hựu bị vây chặt trong thành Tống Bình, sức cạn dần, cuối cùng nghĩa quân Đinh Kiến cũng tràn được vào trong thành, bắt và giết được Lưu Diên Hựu. An Nam đô hộ phủ tan rã, Đinh Kiến chiếm được thành.

Tin thất bại ở An Nam bay về, nhà Đường liền cho Tào Huyền Tĩnh dẫn quân tiến sang.

Bấy giờ đội quân của Đinh Kiến còn mới và chưa có kinh nghiệm trận mạc nhiều, vũ khí lại thiếu thốn nên không sao ngăn được đội quân chính quy của nhà Đường. Đinh Kiến bị giết, nhà Đường lại thiết lập đô hộ như trước.

Dù chỉ giành quyền tự chủ trong thời gian ngắn ngủi, nhưng cuộc khởi nghĩa của Đinh Kiến đã trở thành một phần của lịch sử, là nguồn cổ vũ cho các cuộc khởi nghĩa sau này.

 

Theo Trithucvn

Chuyện Đinh Kiến khởi nghĩa tại An Nam chống nhà Đường

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương