Giải đáp loạt thắc mắc về xây nhà trên đất nông nghiệp

21:34 | 12/04/2022

Đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nhiều người lại mong muốn được xây nhà ở trên phần diện tích này bất chấp rủi ro.

Sau đây là những quy định của pháp luật về việc xây nhà trên đất nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro, vi phạm pháp luật.

  1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp?

Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích.

Cụ thể, đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, đất trồng cây hàng năm có mục đích để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản có mục đích để nuôi trồng thủy sản…

Vì vậy, nếu muốn xây nhà ở, người dân phải xây dựng trên đất ở, không được xây trên đất nông nghiệp vì như vậy là trái mục đích sử dụng đất.

Nếu muốn xây nhà ở, người dân phải xây dựng trên đất ở, không được xây trên đất nông nghiệp vì như vậy là trái mục đích sử dụng đất. Ảnh minh họa: HỮU ĐĂNG

  1. Chỉ có đất nông nghiệp nhưng muốn xây nhà ở thì phải làm sao?

Như đã đề cập ở trên, người dân không được phép xây nhà ở trên đất nông nghiệp. Trường hợp người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất này thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trong trường hợp này, muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.

Để thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất để được giải quyết (Trường hợp địa phương có tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa).

Hồ sơ xin phép bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thời gian giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất

Sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thì hộ gia đình, cá nhân có thể bắt đầu tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất này.

  1. Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm quy định của pháp luật.

Khi đó, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định 91/2019.

Tùy vào loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm…), diện tích vi phạm, khu vực có đất (thành thị hay nông thôn) và đối tượng thực hiện hành vi vi phạm (là tổ chức hay cá nhân) mà mức phạt có thể dao động từ hai triệu đồng đến một tỷ đồng.

  1. Khi xây nhà trên đất nông nghiệp mà bị thu hồi thì có được bồi thường không?

Sử dụng đất không đúng mục đích (xây nhà trên đất nông nghiệp) và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm sẽ bị thu hồi đất theo điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.

Khi đó, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi sẽ không được bồi thường về đất. Đối với tài sản là nhà gắn liền trên đất, do nhà được xây trái phép nên theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai, người sử dụng đất cũng sẽ không được bồi thường.

 

BBĐ (TH)

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG