Ở Ai Cập cổ đại hơn 3.000 năm trước, sau cái chết của một công chúa xứ Amarna, thi thể của cô đã được ướp xác theo phong tục Ai Cập cổ đại và chôn cất trong một ngôi mộ bên sông Nin.
Cuối năm 1890, bốn thanh nin người Anh đến Ai Cập. Những kẻ buôn lậu địa phương đang bán cho họ một chiếc quan tài Ai Cập cổ đại chứa xác ướp của Công chúa Amarna.
Những cái chết kỳ quái đáng sợ
Sau thảo luận, bốn người Anh quyết định rằng người giàu nhất trong số họ sẽ mua xác ướp với giá hàng nghìn bảng Anh. Kể từ đó, nàng công chúa ‘vô danh’ lịch sử Ai Cập cổ đại này đã mang đến hàng loạt vận rủi kỳ lạ và khủng khiếp cho nhiều người.
Người Anh mua xác ướp đưa quan tài về khách sạn. Vài giờ sau, không ai biết lý do tại sao, người mua bỗng rời khách sạn, đi bộ vào sa mạc gần đó và biến mất, không bao giờ quay trở lại.
Ngày hôm sau, một trong những người bạn đồng hành của anh ta bị bắn trên đường phố Ai Cập và bị thương nặng đến nỗi cuối cùng phải cắt cụt cánh tay.
Hai người còn lại cũng lần lượt gặp vận đen. Một người bị phá sản không lý do sau khi trở về nước, người còn lại bị ốm nặng và phải bán diêm trên đường phố.
Xác ướp bí ẩn sau đó đã được chuyển trở lại Anh, nhưng những điều kỳ lạ vẫn tiếp diễn trên đường đi. Sau khi nó được chuyển đến đất liền Anh, một doanh nhân giàu có yêu thích văn hóa Ai Cập cổ đại đã mua xác ướp này. Tuy nhiên, vận đen không kết thúc ở đó. Ngay sau đó, ba thành viên trong gia đình của vị doanh nhân giàu có bị thương nặng trong một vụ tai nạn xe hơi kỳ lạ, và dinh thự của vị doanh nhân giàu có cũng bị phóng hỏa một cách thảm khốc. Sau một sự thay đổi như vậy, doanh nhân giàu có không còn cách nào khác ngoài việc tặng xác ướp cho Bảo tàng Anh.
Tặng xác ướp cho Bảo tàng Anh
Nhưng dấu hiệu ma quái của công chúa xứ Amarna đã bắt đầu xuất hiện trước khi họ bước vào Bảo tàng Anh. Trong quá trình chở xác ướp vào bảo tàng, chiếc xe tải đã mất lái và làm một người qua đường vô tội bị thương.
Sau đó, khi hai nhân viên đang khiêng quan tài của công chúa vào viện bảo tàng, quan tài rơi xuống cầu thang, làm nát bàn chân của một người. Người còn lại chết vô cớ 2 ngày sau đó trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường.
Nhưng rắc rối thực sự chỉ mới bắt đầu.
Những điều kỳ lạ liên tiếp xảy ra
Sau đó, quan tài của công chúa xứ Amarna được đặt trong Phòng trưng bày Ai Cập của Bảo tàng Anh. Trong thời gian này, những người lính gác đêm báo cáo rằng thường nghe thấy tiếng gõ cửa và tiếng khóc gần quan tài của cô. Hơn nữa, ngay cả những cổ vật khác trong phòng trưng bày cũng thường phát ra những tiếng động lạ. Ngay sau đó, một lính canh đã chết trong khi làm nhiệm vụ, khiến những lính gác còn lại sợ hãi và xin nghỉ việc hàng loạt.
Vì sự kỳ quặc cứ mãi diễn ra, cuối cùng Bảo tàng Anh đã quyết định đưa xác ướp vào một căn phòng lưu trữ dưới lòng đất.
Tất cả đều trở nên vô ích khi nạn nhân tiếp theo chết không rõ lý do trong vòng 1 tuần. Lần này chính giám đốc bảo tàng quyết định đưa xác ướp xuống tầng hầm.
Xác ướp ‘bị nguyền rủa’ đã tạo nên tên tuổi cho chính nó
Cho đến nay, xác ướp bị nguyền rủa đã tạo nên tên tuổi cho chính nó. Một phóng viên ảnh của một tờ báo đã đi sâu vào tầng hầm để chụp một số hình ảnh về xác ướp, cuối cùng đã rửa ra được một khuôn mặt kinh hoàng trong số những bức ảnh.
Sau đó, không ai biết tình hình thực tế ra sao, ngoại trừ việc phóng viên ảnh được phát hiện chết tại nhà riêng vào ngày hôm sau, và nguyên nhân cái chết là do nổ súng tự sát.
‘Phù thủy’ nổi tiếng nhất châu Âu làm lễ trừ tà
Ngay sau đó, Bảo tàng Anh đã trao xác ướp cho một nhà sưu tập, người này lập tức mời Madame Lavatsky, ‘phù thủy’ nổi tiếng nhất châu Âu lúc bấy giờ, đến làm lễ trừ tà cho xác ướp.
Sau một màn trừ tà công phu, bà Lavatsky thông báo rằng xác ướp chứa “một nguồn năng lượng xấu xa khủng khiếp”. Và cho rằng, không thể trừ tà cho xác ướp này, vì “ma quỷ sẽ luôn tồn tại trên thi thể cô ấy, và không ai có thể làm gì được nó”.
Cuối cùng, bà Lavatsky khuyên nhà sưu tập: Hãy bỏ nó càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, không bảo tàng nào chịu nhận xác ướp của công chúa xứ Amarna, bởi trong 10 năm qua, đã có 20 người gặp bất hạnh, thậm chí mất mạng vì bà.
Câu chuyện vẫn chưa đi đến hồi kết
Không lâu sau, một nhà khảo cổ học người Mỹ không tin những chuyện này, bất chấp quá khứ khủng khiếp của xác ướp, đã mua lại với một số tiền đáng kể, với ý định đưa ‘cô ấy’ đến thành phố New York.
Vào tháng 4/1912, đích thân chủ nhân mới của xác ướp đã hộ tống công chúa xứ Amarna trên một con tàu khổng lồ từng gây chấn động giới đóng tàu lúc bấy giờ. Vì sự thận trọng, anh còn đặt công chúa gần phòng thuyền trưởng, mong ‘cô ấy’ đến New York an toàn.
Bạn có biết tên của con tàu khổng lồ này không? Con tàu cuối cùng mà công chúa xứ Amarna lên là “Titanic”! Có lẽ chính ‘lời nguyền’ không thể tranh cãi ấy đã phân tán “con tàu không thể chìm” này, chôn vùi hàng ngàn sinh mệnh!
Theo Secretchina