Người đặt nền móng cho một nền văn hóa dân tộc

15:40 | 21/02/2022

Khi bàn về văn hóa chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi, một thiên tài lỗi lạc về quân sự, ông đã giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng Tổ Quốc độc lập và thống nhất.


Nhưng cái độc đáo ở Nguyễn Trãi đó là tư tưởng và tính cách con người. Ngoài lĩnh vực quận sự ông là người đem hết sức lực, trí tuệ cả đời mình để xây dựng một nền văn hóa dân tộc, một nền văn hóa mới của Đại Việt thời Hậu Lê.

Nói như vậy không có nghĩa là phải đến Nguyễn Trãi chúng ta mới có một nhà văn hóa lớn mà thời Trần có Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh hay là Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh.

Nhưng tiêu biểu của Nguyễn Trãi ở chỗ ông là người đầu tiên thấy được vai trò cực kỳ to lớn của văn hóa đối với vận mệnh của dân tộc.

Trong ” Bình Ngô Đại Cáo ” ông đã có định nghĩa:

“Xét nước Đại Việt ta

Thực là một nước văn hiến “.

Đối với ông đó là yếu tố số một của Đại Việt trước tất cả lịch sử anh dũng giữ nước và dựng nước.

Đó là cái nhìn độc đáo của Nguyễn Trãi, bởi Việt Nam không thiếu những anh hùng hào kiệt, những nhà tư tưởng và văn hóa lớn theo cái nghĩa rộng nhất của chữ “Văn hóa”.

Vì vậy công lao của Nguyễn Trãi về mặt này cũng không kém công lao của ông trong lĩnh vực quân sự.

Một thời kỳ dài nô lệ phương bắc, nước Nam là luôn bị coi là nước kém văn hóa. Đến cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặt vấn đề khác “Nước Đại Việt là nước văn hóa” và khiến các nước phải hành động có văn hóa. Đây là lần đầu tiên người Việt Nam dạy cách ứng xử có văn hóa cho các nước.

Nguyễn Trãi đã vận dụng tài tình tư tưởng văn hóa vào chiến lược quân sự, áp dụng sách lược tâm công của Gia Cát Lượng vào trận đánh để dành thắng lợi cả trên chính trường và chiến trường.

Tác giả Ngô Thế Vinh nói trong bài tựa Ức Trai di tập về tác phẩm Bình Ngô Sách của Nguyễn Trãi, “Hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà nói đến việc tâm công, cuối cùng nhân dân và đất nước cả mười lăm đạo đều đem về cho ta cả”.

Biện pháp kết hợp chính trị với quân sự là “Lấy yếu khống chế mạnh, đánh bất ngờ, lấy ít địch nhiều dùng mai phục” đã đem lại kết quả to lớn như “Đại Việt sử ký toàn thư” nói: “Quân Minh ở Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô, các thành này không đánh giặc đã ra hàng”.

Nói đến lòng yêu nước, thương dân và cái chí làm thánh nhân của Nguyễn Trãi thì rất rõ, ông nói “Muốn cho nước Việt thoát khỏi cảnh nô lệ, chỉ có một cách xây dựng cho người Việt một lòng tự hào về nhân dân, về văn hóa, về đất nước của mình”. Ông coi mình phải là một Khổng Tử, chính Khổng Tử cũng cho mình là đại diện cho văn hóa Trung Quốc.

Nhưng Khổng Tử và Nguyễn Trãi khác nhau ở một điểm then chốt đó là: Khổng Tử nói “Ta thuật lại mà không sáng tạo”, còn Nguyễn Trãi thì sáng tạo. Ông viết với ý thức để lại cho đời sau một nền văn hóa. Chính vì vậy ông là người xây dựng nền móng cho văn hóa dân tộc.

Nguyễn Trãi được coi là nhân vật có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Quan điểm sống của Nguyễn Trãi là khuyên con người tu thân theo tiêu chuẩn nho giáo, sống trung dung, tuân theo “Tam cương ngũ thường” đặc biệt là đạo hiếu và đạo trung.

Nguyễn Trãi đã để lại một kho tàng tác phẩm văn học cho đời sau mà tiêu biểu là Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Ức Trai di tập (Dư địa chí), Ức Trai Thi Tập gồm 105 bài thơ chữ Hán, Quốc Âm Thi Tập gồm 254 bài thơ chữ nôm.

Tác phẩm Nôm của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm đầu tiên của văn học dân tộc đồng thời là tác phẩm nghệ thuật lớn bậc nhất của văn học.

Thơ Nôm của Nguyễn Trãi không phải để chơi mà là chứa đựng cả tâm hồn của con người lỗi lạc.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi mộc mạc, giản dị phản ánh hiện thực của đời sống xã hội, bao giờ ông cũng thể hiện vai trò của một bậc tri thức, một người dân tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Lịch sử ghi nhận công lao con người vĩ đại ấy nhưng hết sức bình dị. Toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông là phản ánh sinh hoạt vật chất, cách ứng xử vật chất và trạng thái tinh thần của người Việt Nam.

Con người ấy đã khuất nhưng văn hóa Nguyễn Trãi luôn sáng rực, nền văn hóa nhân nghĩa, vì nước vì dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy, phát triển văn hóa Việt Nam vào tư tưởng thế giới, là di sản cho con cháu đời sau nêu cao đường lối nhân nghĩa, trừ bạo, bao dung tha thứ cho kẻ địch đã đầu hàng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cư xử như con người của một đất nước văn hiến.

Theo PLO Plus

Cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy mạnh’

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy mạnh’

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khởi công, khánh thành 4 dự án trọng điểm tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng khảo sát, dự lễ khởi công, khánh thành 4 dự án trọng điểm tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024