Những bằng chứng về một cuộc chiến tranh xâm lược

9:32 | 16/02/2022

Chiến tranh là điều không ai muốn, nhưng bất cứ cuộc chiến tranh nào đã nổ ra thì nhân loại không được phép lãng quên.


Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc vì nền độc lập và tự do của mình. Cuộc chiến tranh do quân xâm lược bành trướng Trung Quốc tiến hành năm 1979 trên toàn tuyết biên giới phía Bắc nước ta là một cuộc chiến tranh có những lý do đặc biệt mà chúng ta không thể nào quên và không được phép quên. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau, những người Việt Nam phải nhớ và hiểu đúng cuộc chiến tranh này.

Thiếu tướng Đàm Quang Trung và Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Dương Tường tại sở chỉ huy tiền phương
Chùa bị phá

Để cuộc chiến tranh này không bị lãng quên và không bị mờ đi hay khác đi trong cái nhìn của hậu thế thì việc ghi lại một cách trung thực nhất những gì diễn ra dọc biên giới phía Bắc năm 1979 là sứ mệnh vô cùng quan trọng của các nhà báo, các nhà văn, các nhà sử học…Trong đó các nhà nhiếp ảnh trong nhiệm vụ của một nhà báo đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Giải tên tù binh về trại giam
Bộ đội hành quân chi viện cho chiến trường Cao Bằng, 1979, Trần Mạnh Thường
Bữa cơm trên đường hành quân

Khi tiếng súng của cuộc chiến tranh đang rền vang và máu đang chảy dọc chiếu dài biên giới phía Bắc cũng là lúc nhà báo, nghệ sỹ Trần Mạnh Thường đã có mặt ở đó với nhiệm vụ của một nhà báo chiến trường. Với vũ khí quan trọng nhất của mình là chiếc máy ảnh, ông đã chụp những bức ảnh về cuộc chiến tranh đó.

Trẻ em bà già phải chạy sơ tán
Các chiến sỹ trung đoàn 567 xung phong tiêu diệt địch

Những bức ảnh là cái nhìn của ông về những gì đã diễn ra. Đó là một cái nhìn sống động và trung thực. Những bức ảnh phóng sự chiến trường trong các cuộc chiến tranh trên thế giới là bằng chứng thuyết phục nhất về sự thật cuộc chiến tranh đó. Nhà báo Trần Mạnh Thường là một trong những nhân chứng của cuộc chiến tranh này và những bức ảnh là những bằng chứng không gì có thể đánh tráo được về sự thật của cuộc chiến tranh ấy.

Nhà máy thủy điện Thoong Cót bị phá tan tành
Hang Pắc Bó nơi Bác Hồ từng sống và làm việc bị chúng đặt mìn

Cho dù những bức ảnh là tĩnh nhưng toàn bộ những bức ảnh trong tập sách này lại tạo nên một sự chuyển động đầy khốc liệt của cuộc chiến tranh, sự hy sinh lớn lao của nhân dân và tinh thần chiến đấu kiên cường vì tổ quốc của những người lính Cụ Hồ. Đó là cảnh nhà cửa, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, chùa chiền…bị quân bảnh trướng Trung Quốc tàn phá tan hoang, đó là hình ảnh những người dân chịu bao mất mát thương đau, đó là những anh bộ đội đã quên mình để bảo vệ tổ quốc, đó là những gì mà kẻ xâm lược phải nhận lấy như hậu qủa tất yếu của những kẻ xâm lược, đó là chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của dân tộc Việt Nam đối với những đội quân xâm lược trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Dân quân xã Hoàng Tung Hòa An đánh trả địch quyết liệt
Trận địa của dân quân xã Trưng Trắc, dưới chân đèo Mã Phục

Những khuôn hình của nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường luôn tạo ra những cái nhìn tập trung, sắc lạnh, vừa chi tiết vừa bao quát và lột tả được toàn bộ những gì mà cuộc chiến đã diễn ra. Những bức ảnh trung thực cho người xem cảm như chính mình đã chứng kiến cuộc chiến tranh ấy.

Phóng viên nước ngoài đang chụp ảnh những tên tù binh bị bắt
Chiếc xe tăng bị bắn gục ngay phát đạn đầu tiên

Toàn bộ hàng chục bức ảnh không làm cho người xem mang cảm giác của sự sắp đặt hay sự ‘’lãng mạn’’ nào đấy.  Mỗi ánh mắt, mỗi gương mặt của người dân Việt Nam, của những chiến sỹ Việt Nam trong cuộc chiến đấu  hiện lên rất rõ ý chí bất diệt vì chủ quyền dân tộc như ông cha họ đã minh chứng qua hàng ngàn năm lịch sử và cũng hiện lên sự man rợ và nỗi sợ hãi của những kẻ xâm lược.

Mẹ của em. Không. Cô bộ đội trên đường ra trận cứu em bé, mẹ của em bị giặc bắn trọng thường, Trần Mạnh Thường
Chiếc xe tăng địch bị bắn nát trên đồi Nà Toòng

Thời gian dần dần xóa đi những vết tích đau thương của cuộc chiến tranh, nhưng sự thật về cuộc chiến tranh đó sẽ mãi mãi là bài học không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho các dân tộc nguy cơ bị xâm lược. Lịch sử phải được tôn trọng và được minh chứng. Và nhà báo nghệ sỹ Trần Mạnh Thường đã góp một phần quan trọng vào sự minh chứng ấy.

                                                                                                                                    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình