Ở Singapore, Tết Nguyên đán là một ngày lễ đa văn hóa

21:32 | 29/01/2022

Trong khoảng hai thập kỷ, bà Shila Das luôn mang món cà ri gà và nasi biryani của mình cho người bạn thân nhất để cùng nhau ăn mừng Tết Nguyên đán ở quê hương Singapore.

Cả hai người phụ nữ 51 tuổi bắt đầu đón Tết cùng nhau khi còn là thanh thiếu niên, với việc xem các đoàn múa lân biểu diễn. Gần ba thập kỷ trước, gia đình của bà Wendy Chua gốc Hoa đã giao nhiệm vụ cho bà Das, người lai Ấn Độ và Việt Nam, chủ trì lễ đón năm mới của gia đình mình.

Một trong những truyền thống của Singapore tập trung vào yu sheng, món ăn năm mới phổ biến nhất của đất nước. Bà Das sẽ tung các nguyên liệu, ném cá sống, bánh quy giòn, cà rốt thái sợi và gừng ngâm lên không trung trong khi hô lên những cụm từ tốt lành bằng tiếng Trung Quốc.

Một trong những món truyền thống của Singapore. Ảnh: NYT

Tết Nguyên đán, rơi vào ngày 1/2 năm nay, được tổ chức chủ yếu ở Singapore bởi các thành viên cộng đồng người Hoa và gốc Hoa, chiếm 3/4 dân số. Họ bao gồm những người Hokkien, Quảng Đông và Teochew từ đông nam Trung Quốc; Hải Nam từ tỉnh đảo Hải Nam; Hakka, một nhóm di cư tản ra khắp Trung Quốc; và Peranakan, những người đã ở trong khu vực hơn 400 năm và cũng có nguồn gốc hỗn hợp Mã Lai và châu Âu. Mỗi nhóm dân tộc có truyền thống riêng, nhưng sau nhiều năm chung sống với nhau, giữa các dân tộc đã tạo nên nền ẩm thực đầy màu sắc và đặc biệt của hòn đảo.

Bởi vì Singapore là một thành phố cảng, nơi mọi người từ các nền văn hóa khác nhau hòa nhập và chia sẻ thức ăn trong nhiều thế kỷ, nên việc chia sẻ một bữa ăn đa văn hoá vào ngày lễ Tết “cũng trở thành một lẽ tự nhiên”, ông Christopher Tan, 49 tuổi, một nhà văn chuyên viết sách dạy làm bánh ngọt truyền thống Đông Nam Á cho biết. Vào dịp lễ, ông thường làm nian gao, một loại bánh nếp được coi là biểu tượng thịnh vượng của Trung Quốc.

Các món tráng miệng cho ngày lễ thường được làm từ gạo trồng trong vùng. Sau khi Singapore trở thành lãnh địa thực dân của Anh, bột mì cũng dần trở nên phổ biến hơn.

Khi đầu bếp Shermay Lee đến thăm người dì của cô trong dịp lễ hội, cô được chào đón bằng một đĩa bánh ngọt tự làm: bánh quy loại thon dài, bánh tart dứa ngọt ngào và bánh quy mỏng bằng giấy cuộn giống hình  điếu xì gà tinh tế. Những công thức nấu ăn gia đình đó được truyền lại từ bà của cô Lee, một người nổi tiếng về ẩm thực Peranakan và từ mẹ của ông Lý Quang Diệu, người sáng lập và là thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Cô Lee cho biết bà của cô cũng thường phục vụ bữa tối Tết Nguyên đán trên đồ sứ sơn mài màu đỏ và vàng, với nĩa và dao thay vì đũa, một cách bày trí bàn ăn đặc trưng của người Peranakan. Cô Lee cho biết: “Đó là một phần lịch sử thuộc địa của Singapore “.

Dịp lễ Tết thường kéo dài 15 ngày ở Singapore. Cô Sharon Wee, một tác giả sách dạy nấu ăn người Peranakan ở thành phố New York, cho biết mọi người thường mất nhiều tuần để chuẩn bị cho dịp Tết. Trước đêm giao thừa, cô sẽ xem mẹ mình nấu mì vàng tươi với sambal belacan, một loại nước sốt cay nồng và cà ri được trộn từ các loại gia vị đã phơi khô và được xay mịn.

Đối với nhiều người Singapore ngày nay, nấu ăn trong hai tuần liên tiếp là một công việc quá sức. Ngày nay, càng nhiều gia đình thường chỉ tổ chức 1 bữa tiệc duy nhất, thậm chí là tới nhà hàng. Cũng nhiều gia đình lựa chọn nấu các món ăn truyền thống một cách đơn giản hoá.

Bà Chua, hiện sống ở Vancouver, British Columbia và bà Das, sống ở Seattle, sẽ gặp lại bạn bè của họ ở Singapore trong năm nay để ăn mừng. Bà Das nói: “Thức ăn của chúng tôi là của Trung Quốc, Mã Lai, Peranakan, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Chúng tôi là một đại gia đình”.

Trung Kiên

Nguồn Báo điện tử Công Luận

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024