Toyotomi Hideyoshi: Từ lính hầu trở thành người quyền lực nhất Nhật Bản

10:02 | 07/01/2022

Xã hội Nhật Bản xưa kia vô cùng nghiêm khắc về sự phân chia tầng lớp. Việc một người có xuất thân dân thường có thể trở thành người có địa vị cao nhất là hầu như không tưởng. Tuy nhiên trường hợp của Toyotomi Hideyoshi lại phá vỡ quy tắc bất thành văn này.


Toyotomi Hideyoshi. (Tranh: Kanō Mitsunobu, Wikipedia, Public Domain).

Xuất thân dân thường

Tại Owari (phía tây tỉnh Aichi ngày nay, vùng đất của Lãnh Chúa bậc trung Oda Nobunaga) có một người xuất thân dân thường, làm lính bậc thấp phục vụ cho gia tộc Oda, sinh hạ được một người con và đặt tên là Toyotomi Hideyoshi.

Đến tuổi đi học, cũng như các bạn cùng trang lứa, Hideyoshi được đưa đến một ngôi Đền để học tập và rèn luyện. Tuy nhiên câu bé với mong muốn trở thành Samurai mạnh mẽ đã lẻn trốn ra ngoài, lên đường với tham vọng thực hiện mơ ước của mình. Hideyoshi rời Owari đi đến một địa phương thộc tỉnh Suruga (ngày nay là phía Đông quận Shizuoka) và làm nô bộc cho lãnh chúa vùng này.

Lính hầu tận tụy

Nhật Bản vào thời kỳ chiến quốc, chính quyền trung ương yếu đi, quyền lực được phân tán cho các lãnh chúa và gia tộc Samurai. Trong thời kỳ này, cuộc chiến giữa các lãnh chúa vô cùng ác liệt, đều có mục tiêu là nhằm thống nhất Nhật Bản. Các lãnh chúa ngoài việc tận dụng hết các Samurai thì cũng huy động thêm cả dân thường.

Những người dân thường tham gia trận chiến được gọi là Ashigaru, nghĩa là chân nhẹ (túc khinh), bởi họ không được trang bị đồ chiến binh như áo giáp, vũ khí chủ yếu là giáo hoặc kiếm ngắn. Trong khi đó các Samurai mới là những chiến binh thực thụ, có trang bị đầy đủ và được tôn trọng.

Năm 1558, Hideyoshi trở về Owari và đầu quân cho lãnh chúa Oda Nobunaga, nằm trong đội quân túc khinh (Ashigaru) đảm nhận việc xách dép cho chủ tướng. Một ngày mùa đông lạnh, lãnh chúa Nobunaga cần phải ra ngoài, Hideyoshi lấy trong ngực áo một đôi giày cỏ, Nobunaga mang vào thì cảm thấy ấm áp, đó là do Hideyoshi đã làm ấm đôi giày trước đó.

Lãnh chúa Oda Nobunaga rất thích thú trước sự ân cần và chu đáo của thuộc hạ, ông cũng nhận thấy người hầu này có tính cách thông minh, lịch thiệp nên để ý và dần thăng cấp cho Hideyoshi.

Hideyoshi có vóc dáng nhỏ bé, lại xuất thân hèn kém nên nhiều người hay trêu gọi là “Con khỉ” hay “Chuột trọc”, nhưng Hideyoshi không để ý mà rất vui vẻ đối đãi với mọi người. Oda Nobunaga cũng rất hài lòng và quyết định phong cho Hideyoshi thành Samurai.

Trở thành tướng quân

Lúc này lãnh chúa Oda Nobunaga chỉ là lãnh chúa bậc trung, không thực sự nổi bật. Năm 1560, lãnh chúa mạnh nhất là Imagawa Yoshimoto quyết định đưa 35.000 quân tiến đánh Kinh đô Kyoto. Trên đường đi đội quân này phải qua Owari của lãnh chúa Nobunaga.

Yoshimoto xem thường Nobunaga yếu kém nên không xin đường mà cho quân tấn công đánh chiếm luôn.

Nobunaga chỉ có 3.000 binh sĩ chống lại 35.000 quân, nhiều người khuyên ông nên hàng, nhưng bằng tài năng kiệt xuất của mình, Nobunaga đã đánh bại đối phương, khiến lãnh chúa Yoshimoto bị tử trận (Xem bài: Trận đánh đặc sắc thời chiến quốc Nhật: Oda Nobunaga lấy 1 địch 10).

Thất bại này khiến thế lực gia tộc Imagawa dần dần tan rã, những tướng chỉ huy cũng đầu quân cho các gia tộc khác.

Đây là trận đánh lớn đầu tiên của nhà Oda, khiến uy danh ngày càng nổi và dần dần Oda Nobunaga trở thành lãnh chúa bậc nhất ở Nhật Bản. Toyotomi Hideyoshi cũng tham gia trận đánh lớn này.

Toyotomi Hideyoshi trong cuộc tấn công thành trên núi Inaba. (Tranh: Yoshitoshi, Wikipedia, Public Domain).

Qua thời gian, Nobunaga nhìn ra khả năng của Hideyoshi và để anh ta hầu cận bên mình. Nhờ đó Hideyoshi đã tham gia các trận đánh khác nhau, giúp đỡ quân nhà Oda tiết kiệm được binh lực mà vẫn giành chiến thắng.

Hideyoshi cũng thyết phục được nhiều Samurai quy phục nhà Oda, giúp nhà Oda chiến thắng và thu phục một loạt các lãnh chúa khác.

Năm 1567, bất chấp xuất thân là tầng lớp dân thường, Hideyoshi trở thành tướng quân và được lãnh chúa Nobunaga xem là thân tín bậc nhất của mình.

Năm 1573, Hideyoshi đã thể hiện tài năng xuất sắc của mình, đánh bại gia tộc Azai và Asakura, trở thành cánh tay phải của Oda Nobunaga trong giấc mơ thống nhất Nhật Bản.

Tiêu diệt kẻ làm phản

Hideyoshi chuyển đến Kunitomo (đổi tên thành phố là Nagahama để tỏ lòng kính trọng với Nobunaga) và xây dựng cơ nghiệp cho riêng mình, xây dựng lâu đài Imahama, đồng thời ban hành các quy chế kiểm soát tình hình kinh tế chính trị tại đây.

Lúc này vũ khí hiện đại phương Tây đã xâm nhập vào Nhật Bản, các lãnh chúa mô phỏng theo súng phương Tây để chế tạo vũ khí cho riêng mình. Hideyoshi cho lập công xưởng sản xuất súng hỏa mai Kunitomo.

Lãnh chúa Oda Nobunaga đánh đâu thắng đó, nhưng đột nhiên bị em vợ là Akechi Mitsuhide làm phản và dẫn quân đánh úp. Nobunaga không kịp trở tay, bị bao vây trong một ngôi Đền, và chọn cách tự sát trong danh dự.

Hideyoshi thương tiếc chủ bị hại, xuất quân đi đánh. Trong trận Yamazaki, quân của Hideyoshi giành chiến thắng và tiêu diệt được kẻ làm phản Akechi Mitsuhide.

Thống nhất Nhật Bản

Hideyoshi lập con trai còn nhỏ của Nobunaga là Hidenobu lên kế thừa. Lúc này mọi quyền hành đều lọt vào tay Hideyoshi, ông nối tiếp sự nghiệp thống nhất Nhật Bản đã sắp thành của Nobunaga.

Hideyoshi lúc này trở thành lãnh chúa mạnh nhất. Ông tìm kiếm danh hiệu Chinh di đại tướng quân nhưng không được Thiên Hoàng chấp nhận bởi xuất thân tầng lớp dân thường của ông.

Tuy nhiên năm 1585, Hideyoshi tiếp nhận vị trí còn cao hơn là Nhiếp Chính Quan (Kampaku), nắm thực quyền cao nhất của Nhật Bản, điều khiển cả Thiên Hoàng Go-Yōzei.

Công viên Nakamura tại Nagoya, được cho là nơi Hideyoshi sinh ra.(Ảnh: Bariston, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)
Công viên Nakamura tại Nagoya, được cho là nơi Hideyoshi sinh ra.(Ảnh: Bariston, Wikipedia, CC BY-SA 3.0).

Hideyoshi chinh phục nốt các quận Kanto và Ou ở phía Đông, rồi năm 1590 trở thành người thống nhất Nhật Bản đứng đầu các lãnh chúa.

Từ một người dân thường thuộc tầng lớp hạ đẳng trong xã hội, đầu quân cũng chỉ là hạng xách dép cho chủ tướng, Hideyoshi vượt qua những lời gièm pha, từng bước trở thành người nắm thực quyền cao nhất, thống nhất Nhật Bản. Ngày nay nhiều người Nhật xem ông là thần tượng, lấy ông làm tấm gương cho mình.

 

 

Theo VisionTimes

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương