Tìm hiểu Quy định về quyền thăm con sau khi ly hôn ra sao?

7:47 | 04/01/2022

Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn phải đảm bảo quyền được chăm sóc, giáo dục của con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “mà không ai được cản trở”.

Từ vụ việc đau lòng bé gái VA. mới 8 tuổi đã bị người chung sống với cha ruột bạo hành tới tử vong đã gây rúng động xã hội vì sự tàn nhẫn cũng như nhiều sự hối tiếc vì đã phát hiện sự việc đã xảy ra trong một thời gian dài.

Nhìn từ góc độ pháp luật về hôn nhân gia đình, vấn đề về thực hiện quyền thăm nom con sau khi ly hôn vẫn còn nhiều bỏ ngỏ, đã đến lúc pháp luật và xã hội cần có cái nhìn thẳng thắn về vấn đề này để bảo vệ những đứa trẻ trong những mối quan hệ hôn nhân tan vỡ.

Quyền thăm nom con theo pháp luật Việt Nam

Căn cứ Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đihng 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ Điều 83 của Luật Hôn nhân và Gia đihng 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
  2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, theo quy định pháp luật, việc ly hôn chỉ làm chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng chứ không hề ảnh hưởng hưởng đến mối quan hệ cha mẹ và con. Sau khi cha mẹ ly hôn, thông thường con chung sẽ được Tòa án trao cho một trong hai người cha mẹ quyền trực tiếp nuôi con.

Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, thì người không trực tiếp nuôi con vẫn phải đảm bảo quyền được chăm sóc, giáo dục của con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “mà không ai được cản trở”.

Mọi người cầu nguyện cho nạn nhân tại chung cư đêm 27-12. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Tuy nhiên, ngoài quy định trên thì pháp luật về hôn nhân gia đình không ghi nhận cụ thể về phương thức cũng như thời gian, địa điểm thực hiện quyền này.

Trong thực tiễn xét xử, Tòa chỉ phán quyết chung chung là “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Nhưng do ảnh hưởng nhiều bởi những tư tưởng phong kiến, người Việt Nam sau khi ly hôn đều không có cái nhìn thiện cảm đối với người từng là vợ chồng của mình, thậm chí nảy sinh tâm lý thù ghét, giành quyền nuôi con cũng như muốn chấm dứt mọi quan hệ với người vợ chồng trước đây, kể cả việc thăm nom con chung.

Trên thực tế, việc thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi con không dễ dàng, rất nhiều trường hợp bị cản trở. Cá biệt có trường hợp người cha trong quá trình thăm nom con đã xảy ra xô xát với gia đình vợ, bị đánh đến chấn thương sọ não và tử vong.

Việc ngăn cản thực hiện quyền thăm nom con đối với cha mẹ người không trực tiếp nuôi con không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ do thiếu sự yêu thương, chăm sóc của một bên cha mẹ mà còn thiếu đi một cơ chế giám sát đối với việc nuôi dạy, chăm sóc con của người được giao quyền trực tiếp nuôi con.

Sự thiếu vắng các hướng dẫn, quy định chi tiết về việc thực hiện quyền thăm nom con sau ly hôn là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện quyền thăm nom con

Những hệ quả đáng tiếc của một cuộc hôn nhân tan vỡ đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sự phát triển của những đứa trẻ, đặc biệt là sau khi cha mẹ chúng đã ly hôn. Trong các phán quyết về quyền trực tiếp nuôi con, thẩm phán luôn cân nhắc về việc cha hoặc mẹ sẽ là người có điều kiện tốt nhất với nguyên tắc đặt quyền và lợi ích của con lên hàng đầu.

Tuy vậy, việc trao quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn mới chỉ là giai đoạn ban đầu của việc đảm bảo và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con chung. Vấn đề lâu dài là thực hiện quyền và trách nhiệm của cha mẹ sau khi ly hôn mới có thể hướng tới những lợi ích tốt đẹp nhất cho con chung của họ.

Cha mẹ đều phải có trách nhiệm đối với con chung bất kể họ đang kết hôn, ly hôn hay trong bất kỳ một mối quan hệ nào. Đối với con chung chưa đủ 18 tuổi của mình, cả cha mẹ dù đã ly hôn đều tiếp tục chia sẻ trách nhiệm của mình vì lợi ích tốt nhất cho con chung.

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn của người không trực tiếp nuôi con là một quyền quan trọng cần được đảm bảo vì lợi ích của cả cha mẹ lẫn con chung. Tham khảo pháp luật một số quốc gia, người viết nhận thấy pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam thiếu một thỏa thuận về nuôi dạy con chung của những cặp vợ chồng đã ly hôn.

Thỏa thuận nuôi dạy con chung

Có thể hiểu thỏa thuận nuôi dạy con chung được những cặp vợ chồng ly hôn trao đổi, thảo luận và thống nhất những quy định, nguyên tắc nuôi dạy con chung dựa vào nhu cầu và lợi ích tốt nhất của con chung.

Thỏa thuận này có thể được lập bằng một thỏa thuận miệng, hay một kế hoạch nuôi dạy con chung của họ bằng văn bản. Thậm chí, trong một số trường hợp hai bên cùng gửi thỏa thuận đến Tòa án để được Tòa công nhận bằng một phán quyết chính thức.

Thỏa thuận này được lên kế hoạch rất chi tiết với các kế hoạch nuôi dạy con chung cụ thể trong từng giai đoạn. Tùy thuộc theo tùy lứa tuổi mà thỏa thuận này sẽ được cập nhật, bổ sung cho phù hợp.

Đặc biệt, thỏa thuận có quy định chi tiết về quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi dưỡng về thời gian, địa điểm cụ thể.

Ví dụ: Khi người mẹ là người trực tiếp nuôi con, thì người cha được quyền thăm nom con luân phiên vào cuối tuần từ 9h sáng thứ bảy đến 17h chiều chủ nhật hàng tuần.

Đối với các ngày nghỉ lễ thì luân phiên từ 17h chiều ngày bắt đầu kỳ nghĩ đến 17h ngày cuối kỳ nghĩ. Vào ngày sinh nhật thì người cha được đón con đi chơi từ 9h đến 14h với điều kiện không phải là ngày học. Bên cạnh đó, vào một ngày cố định trong tuần, người cha sẽ có quyền gọi điện 15 phút cho con chung thông qua người mẹ.

Về địa điểm đón thì theo thỏa thuận hoặc Người cha đón con ở nơi ở của người mẹ và ngược lại người mẹ đón về tại nơi ở của người cha. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng xác định một số trường hợp khác như thời gian thăm nom trùng lịch ôn thi hay con bị bệnh thì sẽ giải quyết như thế nào.

Có thể thấy, để có thể thống nhất để đưa ra thỏa thuận nuôi dạy con cái, cả cha và mẹ đều phải cân nhắc nhiều yếu tố bao gồm như độ tuổi, tâm sinh lý, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng hàng ngày hay những nhu cầu đặc biệt mà con cần như trường học, môi trường chỗ ở, các nhu cầu văn hóa, thể chất và đặc biệt là sự an toàn của con chung.

Các thỏa thuận này đều được tư vấn bởi những trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý về hôn nhân và gia đình.

Thỏa thuận nuôi dạy con chung sẽ là cơ sở nền tảng, quan trọng để cha mẹ cùng tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc con chung của mình cho dù quan hệ hôn nhân giữa họ đã chấm dứt. Đó không chỉ là những thỏa thuận mà còn là những cam kết, lời hứa vì những điều tốt đẹp nhất mà họ mong muốn giành cho con chung.

Việc đảm bảo tuân thủ các thỏa thuận này sẽ không xuất hiện những hành vi cản trở quyền thăm nuôi con, tạo một cơ chế giám sát, tránh việc lạm dụng việc thăm nom con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Quá trình này sẽ hạn chế những trường hợp đáng tiếc như việc trẻ không được chăm sóc tốt thậm chí bị bạo hành mà chính cha mẹ người không trực tiếp nuôi con lại không hề hay biết.

Trong thời gian tới, bên cạnh sớm ban hành các quy định pháp luật chi tiết về quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi dưỡng cũng như hình thành các thỏa thuận về nuôi con chung, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm về quyền thăm nom con sau ly hôn để tạo tiền đề quan trọng để góp phần bảo vệ tối ưu quyền, lợi chính đáng con chung – đối tượng dễ bị tổn thương nặng nề nhất khi cha mẹ ly hôn.

 

 

Vô Phương (TH)

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG