Hình tượng rồng phản ánh đặc điểm của các vương triều Đại Việt

15:35 | 31/12/2021

Rồng là loài Thần thú đứng đầu trong tứ linh, biểu tượng của bậc Đế vương tại nhân gia. Hơn nữa mỗi Triều đại khác nhau đều có hình tượng rồng khác nhau mang theo đặc điểm Triều đại của mình.


Rồng nhà Lý

Thời nhà Lý, Phật giáo phát triển cường thịnh, các vị Vua khai quốc đều là những người tu luyện. Dù thời kỳ này đã có các kỳ thi Nho học, nhưng cách hành xử của những vị Vua khai quốc đều mang tính từ bi của nhà Phật.

Hình tượng rồng nhà Lý bởi vậy mà uyển chuyển mềm mại, bờm rồng nhỏ mà tinh tế, phất phới tựa như có gió thổi, râu rồng mềm mại uốn lượn như làn sóng, miệng ngậm ngọc hoặc đùa giỡn với ngọc, thể hiện sự cao quý. Thân hình uốn lượn uyển chuyển mềm mại to ở phần trước, nhỏ dần về phía đuôi tạo cảm giác mượt mà dài vô tận.

Rồng thời Lý. (Ảnh: Daderot, Wikipedia, CC BY-SA 1.0).

Vòi rồng phun nước tượng trưng cho khả năng làm mưa, rồng thời Lý có vòi rất rõ ở mũi, cho thấy rồng thời kỳ này chuyên quản về mưa gió vốn rất quan trọng trong nền văn minh nông nghiệp.

So với rồng của các thời kỳ khác, rồng nhà Lý rất hiền từ, mềm mại mà tinh tế, đây là con rồng thiên về “văn”. Các Vua nhà Lý dùng tính Thiện để giáo hóa dân chúng, dùng đức mà thu phục dân chúng, nhờ đó mà nội lực mạnh mẽ. Điều này giúp Xã Tắc ổn định, Giang Sơn hùng mạnh nhiều lần đánh bại ngoại xâm.

Rồng nhà Trần

Nhà Trần lên ngôi nhờ Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi Vua cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần tiếp tục phát triển Phật giáo vốn đã có từ thời nhà Lý. Các vua khai quốc nhà Trần từ Thái Tông đến Minh Tông đều là những người tu luyện.

Hình tượng rồng nhà Trần có phần cương mãnh uy vũ hơn rồng nhà Lý với thần hình mập mạp, móng vuốt lớn hơn, râu và vẩy rồng cứng cáp chứ không uyển chuyển như rồng thời nhà Lý.

Ảnh: Gryffindor, Wikipedia, CC BY-SA 3.0.

Nếu nhà Lý thiên về “văn”, dùng đức thu phục lòng người mà hùng mạnh, thì nhà Trần chú trọng cả “văn” và “võ”. Dòng dõi nhà Trần thừa hưởng truyền thống võ Đông A nổi tiếng lúc bấy giờ. Các Vua khai quốc nhà Trần cũng là những người tu luyện Phật Pháp, dùng võ bị bảo vệ Giang Sơn, dùng tín ngưỡng ổn định xã tắc.

Đây là nền tảng giúp nhà Trần 3 lần đánh bại đại quân Nguyên Mông hùng mạnh và hiếu chiến nhất thế giới lúc bấy giờ.

Rồng Nhà Lê

Vào thời nhà Lê, Nho giáo phát triển cực thịnh, vượt qua cả Đạo giáo và Phật giáo, đỉnh điểm là thời Hồng Đức thịnh trị với nhiều nhân tài Nho học.

Nhà Lê chia làm thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Hình tượng rồng nhà Lê Sơ cứng cáp như rồng nhà Trần, đầu rồng nhà Lê to, nếu rồng nhà Lý không có sừng thì rồng nhà Lê có có mào và sừng nhô cao, mắt lồi, râu dài trông rất dữ tợn. Rồng nhà Lê Sơ cũng không còn vòi rồng tạo mưa như thời nhà Lý, vì thế mà nông nghiệp dù vẫn phát triển nhưng không còn được xem trọng như thời nhà Lý. Hình tượng rồng cương mãnh, các vua Lê cũng củng cố uy quyền và mở rộng lãnh thổ. Lưng rồng nhô hình vây nhọn theo khúc uốn, chân có 5 ngón sắc nhọn, bên thân rồng có nhiều mây đao lửa thể hiện quyền lực của Vua.

Rồng đá thềm điện Kính Thiên còn sót lại sau khi người Pháp phá điện xây lô cốt. Ảnh chụp năm 1884 – 1885. Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. (Ảnh: Charles-Edouard Hocquard, Wikipedia, Public Domain).

Nhà Lê cũng nghiêng về “võ” hơn “văn”, các vị Vua đều củng cố uy quyền, xuất hiện những cuộc chinh phạt nhằm bảo vệ và mở rộng lãnh thổ.

Ví như thời vua Lê Thánh Tông, sau khi Vua đánh bại quân Chiêm Thành, Lan Xang, các nước Đông Nam Á như Chiêm Thành, Chân Lạp (Campuchia ngày nay), Lan Xang (Lào ngày nay), Chiang Mai (Thái Lan ngày nay), Ayutthaya và Java (Indonesia ngày nay) đều phải thần phục (Theo “lịch sử Việt Nam” tập 3 của Viện sử học). Lãnh thổ Đại Việt cũng được sáp nhập một số vùng đất mới từ các nước này.

Đến thời kỳ Lê Trung Hưng, hình tượng rồng có các mây đao lửa rất ngắn và biến mất, uy quyền nhà Vua cũng không còn, thực quyền rơi vào tay chúa Trịnh.

Rồng nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn bắt đầu từ các đời Chúa Nguyễn đặt nền tảng, sau đó vua Gia Long thống nhất và lập ra Triều đại nhà Nguyễn sau này. Các đời Chúa Nguyễn từng coi trọng đạo Phật, trị quốc giúp dân an cư lạc nghiệp, lãnh thổ liên tục hướng về phương nam.

Thời kỳ cường thịnh nhất ở Đàng Trong là thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Chu, Chúa rất trọng Phật giáo, cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, Mỹ Am, phát tiền gạo cho người nghèo. Thời kỳ này đạo đức thăng hoa, xã tắc ổn định, người dân có cuộc sống sung túc, là nền tảng giúp cho các cuộc nam tiến, mở rộng lãnh thổ thành công.

Đến khi vua Gia Long lập ra nhà Nguyễn, dù vẫn còn ảnh hưởng bởi Phật giáo, nhưng dùng Nho trị quốc, các danh sĩ xuất thân thời kỳ này đều từ Nho.

Nhà Nguyễn phát triển Nho, nhưng cơ điểm từ Phật, nên rồng thời nhà Nguyễn có chút nét giống rồng thời nhà Lý và nhà Lê. Thân rồng to như thời nhà Lê, nhưng ngắn và mềm mại uyển chuyển hơn, đuôi xòe tròn có nhiều tia. Rồng có mắt to tròn, má rồng giống như kiểu rồng nhà Lý ảnh hưởng bởi Phật giáo. Phía trên đầu có sừng, mũi sư tử, chân cá sấu, năm móng, móng chim ưng, tượng trưng cho uy quyền của Vua.

Hình tượng con rồng tại Huế. (Ảnh: AJ Oswald, Wikipedia, CC BY-SA 1.0).

Tất cả đều tạo nên cho rồng một hình tượng thần thái uy nghiêm và hung mãnh, khác với vẻ thong dong nhẹ nhàng như Lý Trần, hay điềm đạm uy vũ như thời Lê trước đó.

Hình tượng này cũng làm liên tưởng đến việc binh đao. Triều đại nhà Nguyễn nổi danh với các cuộc chiến đánh bại Xiêm La, Cao Miên và Ai Lao đều thần phục và sáp nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên Xiêm La cũng nhiều lần tiến đánh và nhà Nguyễn cũng chịu thiệt hại trong những cuộc chiến này.

 

Theo VisionTimes

Video hay


Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông áp dụng từ 1/1/2025

Quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông áp dụng từ 1/1/2025

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình