Nguồn gốc và ý nghĩa của môn võ Sumo nổi tiếng Nhật Bản

15:09 | 23/12/2021

Sumo được biết đến là môn võ cổ truyền nổi tiếng của Nhật Bản.  Môn võ Sumo có nguồn gốc từ một nghi lễ tôn giáo. Người xưa thực hiện nghi lễ để tiên đoán, cầu mong cho mùa màng bội thu.


Khi nhắc đến Sumo, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh những võ sĩ có vóc dáng to lớn, khỏe mạnh. Đây là một môn võ cổ truyền có có nguồn gốc từ một nghi lễ tôn giáo.
Theo các nhà nghiên cứu, Sumo được xem là nghi lễ tôn giáo (đạo Shinto hay Thần Đạo). Thêm nữa, Sumo cũng là một môn võ nghệ và võ đạo.
Các nhà sử học cho rằng, môn võ Sumo xuất hiện tại Nhật Bản cách đây khoảng 2.000 năm. Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 1600, Sumo mới trở nên phổ biến và phát triển rực rỡ như một môn thể thao.
Sumo có nguồn gốc từ tôn giáo. Đó là một nghi lễ đi kèm những điệu múa linh thiêng dâng lên các vị thần đạo Shinto để tiên đoán và cầu mong cho mùa màng bội thu.
Đến thời Nara (710 – 794), Sumo được giới thiệu đến tầng lớp vua chúa ở Nhật Bản. Vào khoảng năm 1192, chiến tranh nổ ra. Khi ấy, Sumo được đưa vào huấn luyện trong quân đội.
Đến thế kỷ 17, các nhóm võ sĩ Sumo chuyên nghiệp hình thành. Hiệp hội Sumo Nhật Bản ngày nay bắt nguồn từ những nhóm võ sĩ Sumo thời kỳ Edo. Cũng trong thời kỳ này, Sumo được diễn trong các lễ hội tại các ngôi đền.
Cuối thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912), Sumo lần đầu tiên được gọi là một môn thể thao dân tộc.
Kể từ đó đến nay, Sumo được biểu diễn và thi đấu một cách chuyên nghiệp tại nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Nhật Bản.
Để trở thành võ sĩ Sumo, nam giới tiếp nhận huấn luyện từ nhỏ tại các trung tâm huấn luyện. Họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thói quen ăn uống, hành vi, trang phục… của Hiệp hội Sumo.
Sumo có 6 cấp gồm: Makuuchi, Juryo, Makushita, Sandanme, Jonidan và Jonokuchi. Chỉ những võ sĩ nào đạt đến đẳng cấp Juryo trở lên mới được xem là võ sĩ Sumo chuyên nghiệp. Khi ấy, họ được gọi là Sekitori và được trả lương.

LKLinh

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới tầm vóc mới là ‘siêu đô thị quốc tế’ của Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới tầm vóc mới là ‘siêu đô thị quốc tế’ của Đông Nam Á

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam