Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa tuyên vô hiệu

11:14 | 07/11/2021

Thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng về căn nhà được mua bằng tiền vay của người khác trước khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Vậy việc thanh toán nợ sẽ như thể nào?

Vợ chồng Anh A và Chị B kết hôn và có lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản. Trong đó, Anh A có ngôi nhà được mua trước khi kết hôn và Anh A và Chị B thống nhất đây là tài sản chung của vợ chồng.

Căn nhà này Anh A mua bằng tiền vay của Ông C, trong đó thỏa thuận nếu đến hạn Anh A không đủ khả năng thanh toán thì phải bán ngôi nhà này để trả nợ. Đến nay, đến hạn trả nợ, Anh A không đủ khả năng để trả, Ông C yêu cầu Anh A bán nhà để trả nợ cho anh. Tuy nhiên, Anh A cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng nên anh không có quyền bán. Từ sự việc này, Ông C và Anh A nảy sinh mâu thuẫn.

Vậy Ông C khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Anh A bị vô hiệu không?

Ban bạn đọc xin hướng dẫn như sau:

Căn cứ Điều 37 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN và GĐ) quy định về Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Căn cứ Điều 47 của Luật HN và GĐ quy định về Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

(ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 50 của Luật HN và GĐ quy định về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
  2. b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
  3. c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
  4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.

Căn Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN và GĐ quy định:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp bị vô hiệu quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình:

  1. a) Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;
  2. b) Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
  3. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
  4. Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

Theo quy định trên, nếu Ông C khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng Anh A, Tòa án xem xét thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng Anh A vì vi phạm nghiêm trọng quyền của Ông C.

Vì vậy, Anh A nên thỏa thuận với Chị B để có tìm cách trả nợ cho Ông C, vì vợ chồng phải có nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo quy định./.

 

 

Phương Nguyễn

Video hay


Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu