Tin sáng 6/10: 400 công dân đi bộ từ miền Nam về quê, Hà Tĩnh huy động 13 ô tô chở qua địa bàn

8:26 | 06/10/2021

Hà Nội đón gần 1,000 y bác sĩ và sinh viên y tế về từ Sài Gòn

Trong ngày 5/10, gần 1,000 y bác sĩ, nhân viên và sinh viên y tế đã trở về Hà Nội trên 5 chuyến bay liên tiếp của VietNam Airlines sau chuyến đi hỗ trợ các tỉnh phía Nam ứng phó dịch bệnh.

Những người này là các y bác sĩ và sinh viên thuộc Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai cùng nhiều cơ quan y tế của các tỉnh/thành phía Bắc như: Hà Nội, Cao Bằng, Điện Biên, Thanh Hóa…

Bên cạnh việc đón lực lượng này trở về, ngành y tế hiện vẫn đang luân phiên bố trí tiếp y bác sĩ, cán bộ vào các tỉnh/thành phía Nam để ứng phó dịch bệnh.

Vượt 818,000 ca nhiễm, gần chạm mốc 20,000 ca tử vong

Tính đến sáng 6/10, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 818,324 ca nhiễm, 747,053 ca đã khỏi bệnh, 6,044 ca nặng đang điều trị và 19,979 ca tử vong. Tính riêng đợt dịch thứ 4 (kể từ 27/4) đến nay, số ca nhiễm là 813,735 ca.

Hôm qua 5/10, Bộ Y tế thông báo về 4,363 ca mắc mới gồm 3 ca nhập cảng và 4,360 ca tại 42 tỉnh/thành, trong đó có 1,769 ca cộng đồng.

Số mắc ngày 5/10 tại Việt Nam giảm 1,022 ca so với ngày 4/10 và là ngày có số ca nhiễm thấp nhất sau 78 ngày.

Cũng trong ngày 5/10, Việt Nam có 25,573 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, số ca tử vong là 134 ca tại 9 tỉnh/thành, tập trung chủ yếu ở Tp HCM (104), Bình Dương (15).

Long An mở cửa cho tất cả doanh nghiệp hoạt động lại

Ngày 5/10, tỉnh Long An áp dụng kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, trong đó “mở cửa” hoàn toàn để toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn được hoạt động trở lại bao gồm 13,400 doanh nghiệp với tổng số 370,000 công nhân.

Tất cả doanh nghiệp tại tỉnh được hoạt động với số lượng người làm việc tối đa theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Người làm việc phải bảo đảm điều kiện: có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ trước khi vào nhà máy làm việc trở lại và đã chích ít nhất 1 liều vaccine COVID-19 trong ít nhất 14 ngày. Người đã chích liều 1 đủ 14 ngày được di chuyển tự do trong địa bàn tỉnh.

Tỉnh cũng cho phép công dân di chuyển qua lại giữa tỉnh với Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai.

Vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TPHCM?

Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TP.HCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở TP.HCM. Dù giới lãnh đạo kêu gọi ở lại để phục hồi kinh tế, hứa hẹn chích ngừa, tăng hỗ trợ… nhưng người dân vẫn về quê theo cách gọi của chính quyền là ‘tự phát’.

Anh Thiệu, một người dân TP.HCM khi trả lời RFA hôm 5/10 cho biết thực tế vì sao người ngoại tỉnh phải bỏ TP.HCM trong thời điểm này:

“Người lao động đói khổ quá không chịu nổi nữa, ở phòng trọ tù túng mà còn không có tiền trả tiền trọ, chủ trọ cũng thông cảm nhưng cũng có mức độ nào đó thôi. Cuối cùng không còn gì bấu víu thì người ta buộc phải rời khỏi để về quê kiếm sống thôi, chứ ở Sài Gòn lấy gì sống. Lúc đầu thì nhà nước rào chắn không cho đi, sau đó có chặn cũng không nổi, vì đông quá… cũng có bạo loạn nhỏ nhỏ… dân bức xúc dở chốt để đi. Cuối cùng chính quyền cho đi, nhưng về đến địa phương thì mỗi nơi mỗi kiểu. Có tỉnh cho cách ly tại nhà, hay cách ly tập trung miễn phí, có tỉnh bắt cách ly rồi còn bắt trả tiền cách ly, tiền test… Tình hình rất phức tạp, trong bước đường cùng họ không thể ở lại nữa, vì ở lại thì hoặc đói khổ, hoặc dịch bệnh chết thôi.”

Trong lúc người dân đói khổ và lo ngại dịch bệnh nên mới phải rời khỏi TP.HCM, thì một số tỉnh quê nhà của họ lại lo ngại những người này sẽ đem dịch bệnh về quê, nên một số tỉnh miền Tây như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… đã kiến nghị Thủ tướng, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tạm ngưng cho người dân tự về quê.

Cùng lúc đó, trước làn sóng người dân ùn ùn trở về quê, các tỉnh miền Tây này đã đồng loạt đưa ra nhiều giải pháp được cho là phòng chống dịch bệnh COVID-19 cao nhất; tạm dừng những hoạt động từ ngày 4/10… Và với các biện pháp này, dù không cấm nhưng rõ ràng là người dân không dễ về lại quê nhà với nhiều biện pháp hạn chế khắc khe như vậy.

Anh Đăng Quang, làm việc tại TP.HCM, nhưng đã kịp về quê Quảng Ngãi trước đây, trong cùng tối ngày 5/10 nói với RFA về ý kiến của anh:

“Xảy ra tình trạnh này theo tôi là do chính quyền các địa phương không đồng nhất. Ví dụ chính quyền TP.HCM cho người dân về, trong khi về đến các tỉnh quê nhà của họ thì bị chặn lại. Tôi nghĩ trung ương phải đề ra chỉ thị thống nhất cho các tỉnh, thì sẽ được giải quyết. Chứ nếu không khi Sài Gòn mở cửa, mà họ chưa có việc làm, tiền thuê nhà và đủ thứ khác… thì phải về quê, nhưng tỉnh quê nhà lại không cho vô… thì người dân bí bách, về không được, ở không xong.”

Nhà báo Võ Văn Tạo nói với RFA hôm 5/10: “Làn sóng bà con rời Sài Gòn trở về quê nhà số lượng người lên đến hàng trăm ngàn. Theo báo chí nhà nước thì 150 ngàn người về miền Trung và Tây Nguyên, còn miền Tây thì mỗi tỉnh cũng vài chục ngàn người. Điều này cũng có thể biết trước vì số lượng lao động của các tỉnh đến Sài Gòn phải là mấy triệu người”.

Các nhà sản xuất chuyển đơn hàng từ VN sang Trung Quốc trong mùa dịch

RFA – Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc trong bối cảnh nhiều hãng xưởng trong nước bị đóng cửa vì dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, Saigon Times đưa tin hôm 3/10, dẫn nguồn từ CNBC.

Điển hình như điện thoại thông minh Pixel 6 của Google và tai nghe Airpods mới nhất của Apple đã được chuyển qua Trung Quốc để sản xuất thay vì Việt Nam.

Các sản phẩm chuông thông minh, camera giám sát và loa của Amazon được sản xuất ở miền Bắc Việt Nam đã bị chậm trễ giao hàng từ tháng năm, khi đợt dịch thứ tư bùng phát tại nước này.

Lakeland Industries, công ty may mặc quần áo bảo hộ hôm 9/9 cho biết, gần đây đã thuê một số giám đốc điều hành để chuyển sản xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc trong vài tuần trước mắt.

Saigon Times ghi nhận nhiều doanh nghiệp đã mất nhiều công sức để chuyển đơn hàng sang Việt Nam, bao gồm việc tuyển dụng lực lượng lao động, thay đổi thiết bị và triển khai các chiến lược vận tải mới để khắc phục nguồn cung ứng bị gián đoạn tại Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch.

Bất chấp thuế quan Hoa Kỳ áp đặt trên các sản phẩm từ Trung Quốc, đối với các doanh nghiệp này, việc quay trở lại Trung Quốc là lựa chọn ít rủi ro nhất để đảm bảo nguồn cung ứng trước mùa mua sắm cuối năm.

Nhà thầu điện gió sử dụng 473 lao động Trung Quốc không phép

Tuoitre – Ngày 5/10, lãnh đạo một cơ quan chức năng ở Gia Lai cho biết tỉnh này đã có văn bản gửi các ngành và địa phương “xử lý kiến nghị sau thanh tra” của Thanh tra tỉnh đối với người lao động nước ngoài không phép tại các dự án điện gió.

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai, từ tháng 6-2020 đến tháng 9-2021, trên địa bàn tỉnh này có 499 lao động Trung Quốc, 1 lao động Đài Loan việc tại các dự án điện gió. UBND tỉnh đã xử phạt 24 đơn vị với số tiền hơn 2,1 tỉ đồng. Nhưng tính đến thời điểm thanh tra (tháng 9-2021), các đơn vị vẫn tiếp tục vi phạm.

Kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai cho thấy từ tháng 6/2020 đến nay, chỉ có 25 lao động người Trung Quốc và 2 lao động người Hàn Quốc được cấp giấy phép lao động, nhưng trong đó có 3 giấy phép lao động đã hết hạn.

400 công dân đi bộ từ miền Nam về quê, Hà Tĩnh huy động 13 ô tô chở qua địa bàn
Vietnamnet – Khoảng 16h30 chiều 5/10, xe chuyên dụng của CSGT tỉnh Quảng Bình dẫn đường cho 10 chiếc ô tô chở 400 công dân quê Nghệ An, Thanh Hóa và các tỉnh phía Bắc về tới chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ phía Nam Hà Tĩnh (đóng tại Km 590+400 QL 1A đoạn qua xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh).

Khi đến địa phận Hà Tĩnh, lực lượng chức năng đã yêu cầu các công dân đứng sát vào lề đường để đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, Hà Tĩnh đã huy động 10 xe buýt, 3 ô tô, tiếp nhận những công dân này lên xe, chở qua địa bàn Hà Tĩnh.

Được biết, 400 người này là những công dân quê ở Nghệ An, Thanh Hóa và một số tỉnh phía Bắc đi bộ về quê từ các tỉnh phía Nam. Trước việc này, các địa phương đã hỗ trợ bằng cách dùng phương tiện chở 400 công dân về qua địa bàn.

 

Tổng hợp

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

Thủ tướng Singapore Lawrence Wong muốn đưa hợp tác với Việt Nam lên tầm cao mới, vừa toàn diện, vừa chiến lược

Thủ tướng Singapore Lawrence Wong muốn đưa hợp tác với Việt Nam lên tầm cao mới, vừa toàn diện, vừa chiến lược

Quảng Bình: Gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của người Bru-Vân Kiều

Quảng Bình: Gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của người Bru-Vân Kiều

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

Giới trẻ háo hức check-in tại Ligi Sa Đéc nhân ngày khai trương

Giới trẻ háo hức check-in tại Ligi Sa Đéc nhân ngày khai trương