Người làm cờ ở Bangladesh và những đêm không ngủ trước World Cup

20:52 | 29/05/2018

Những người làm cờ tại Bangladesh đang có khoảng gian buôn bán sôi động trước thềm World Cup nhưng trớ trêu thay, đó lại là những lá cờ dành cho Lionel Messi của Argentina hoặc Neymar của Brazil.


Những lá cờ Argentina và Brazil là đơn đặt hàng nhiều nhất tại Bangladesh. Ảnh: AFP

Ông Kamal Hossain, người làm nghề in vải gần như sống hoàn toàn trong khu vực sản xuất để tạo ra cờ và cờ hiệu cho các thị trường trước thềm Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) diễn ra tại Nga vào tháng tới.

“Tôi đã làm việc không ngừng suốt hai tháng qua. Có những ngày, tôi thậm chí còn không ngủ tới 2 tiếng”, người đàn ông khoàng 40 tuổi cho biết, hầu như không ngẩng đầu lên khỏi màn hình máy in.

Bangladesh truyền thống là một quốc gia về bóng chày và dù đội tuyển bóng đá đứng thứ 197/202 thế giới theo xếp hạng của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cứ 4 năm một lần, đất nước 160 triệu dân này vẫn cứ “phát điên” với World Cup.

Những lá cờ đầy màu sắc của Argentina và Brazil tràn ngập đường phố, những máy in làm việc ngày đêm để sản xuất ra hàng trăm ngàn lá cờ trước khi giải đấu bắt đầu tại Moscow ngày 14/6. Nhà dân được chuyển thành các nhà máy in và may tạm thời khi các đơn hàng liên tục đổ dồn về.

Một ông chủ nhà máy có tên Selim Howlader dự kiến sẽ bán được vài trăm nghìn lá cờ bởi “cơn sốt World Cup đã xuất hiện sớm vài tháng trước khi thực sự bắt đầu”.

“Năm 2014, tôi bán được hơn 80.000 lá cờ và phần lớn trong số đó được bán trong khi diễn ra World Cup hoặc chỉ vài ngày trước khi bóng lăn. Năm nay, mỗi ngày tôi bán được khoảng 2.000 tới 2.500 lá cờ lớn và khoảng 10.000 lá cờ hiệu trong khi World Cup còn rất xa”.

Ông Selim Howlader cho biết thêm: “Argentina và Brazil là hai đội được yêu thích nhất tại Bangladesh. Tôi thậm chí còn được đặt đơn hàng làm lá cờ Argentina dài tới 50 foot (khoảng 15,25 mét).

Hiện có khoảng 4 triệu người đang làm việc tại 4.500 nhà máy may mặc của Bangladesh và quốc gia này cung cấp hàng tỷ USD giá trị quần áo cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

Mặc dù đã có sự cải thiện trong điều kiện làm việc cho các công nhân, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá rằng người lao động Bangladesh thường phải đối mặt với giờ làm việc dài, môi trường nguy hiểm và mức lương thấp.

Theo AFP

Video hay

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của người Bru-Vân Kiều

Quảng Bình: Gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của người Bru-Vân Kiều

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

Giới trẻ háo hức check-in tại Ligi Sa Đéc nhân ngày khai trương

Giới trẻ háo hức check-in tại Ligi Sa Đéc nhân ngày khai trương

Ký sự: “Cổng trời” Mường Lống rạo rực đón Xuân

Ký sự: “Cổng trời” Mường Lống rạo rực đón Xuân

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Khai mạc Hội chợ Công nghệ – Thiết Bị tỉnh Bình Thuận 2023

Khai mạc Hội chợ Công nghệ – Thiết Bị tỉnh Bình Thuận 2023

Cần Thơ: Tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư

Cần Thơ: Tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Du lịch làng nghề cần ‘đánh thức’ tiềm năng sẵn có ở các địa phương – Hiệu quả kép trong phát triển kinh tế

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Du lịch làng nghề cần ‘đánh thức’ tiềm năng sẵn có ở các địa phương – Hiệu quả kép trong phát triển kinh tế

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp