Ngôi đền thiêng gắn với chuyện tình ngang trái của công chúa nhà Trần

10:58 | 31/05/2021

Trước đền Mõ còn một cây gạo cổ thụ mà theo lời kể được truyền lại, cây do chính tay nàng công chúa nhà Trần trồng sau ngày bà về đây lánh những điều tiếng về cuộc tình lạc lối…


Nằm ở xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một ngôi đền cổ thờ Quỳnh Trân công chúa – vị công chúa nhà Trần mà cuộc đời gắn liền với một giai thoại tình ái chấn động sử sách.
Bấy giờ Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là một viên tướng kiêu dũng trí lược nổi danh trong triều. Là con nuôi của vua, Trần Khánh Dư thường tự do ra vào nơi cung cấm, rồi không biết từ lúc nào mà công chúa Quỳnh Trân và viên tướng trẻ đã yêu nhau say đắm.
Theo sử liệu cũ, công chúa Trần Quỳnh Trân (? – 1308) là con vua Trần Thánh Tông và cung phi Vũ Thị Ngọc Lan. Bà cũng là chị ruột của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, Quỳnh Trân xinh đẹp và hiền dịu nên rất được vua cha yêu quý.
Trớ trêu thay, Hưng Vũ vương Nghiễn – con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng say mê Quỳnh Trân. Hưng Đạo vương đã dạm hỏi xin cưới Quỳnh Trân cho con trai minh. Không thể từ chối Trần Hưng Đạo, vua Trần đã chấp thuận.
Bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã lên nối ngôi cha. Vừa không muốn phật ý Hưng Đạo vương, vừa thương chị gái, tiếc người tài, nên vua ban lệnh cho đánh chết Khánh Dư nhưng ngầm dặn không được đánh chết, sau đó xuống chiếu đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản.
Quỳnh Trân về với Hưng Vũ vương nhưng không thể dứt được tình với Trần Khánh Dư. Hai người vẫn gặp nhau để tình tự, rồi chuyện bị phát giác làm cả triều đình náo động, lời đồn lan truyền khắp trong ngoài hoàng cung.
Trần Khánh Dư phải lui về thái ấp của phụ thân ở Chí Linh, Hải Dương, ngày ngày đội nón lá mặc áo ngắn đi bán than để che giấu thân phận của mình. Còn Quỳnh Trân bị nhà chồng trả về sống tại cung riêng.
Mệt mỏi với điều tiếng bủa vây, không lâu sau khi tái ngộ tình cũ, Quỳnh Trân đã lập am tu hành ở nơi mà ngày nay là đền Mõ. Trước đền còn một cây gạo cổ thụ mà theo lời kể được truyền loại, cây do chính tay nàng công chúa nhà Trần trồng năm 1284 – một năm sau ngày bà về đây lánh đời…
Về lại Thăng Long, Khánh Dư và Quỳnh Trân lại có cơ hội gặp nhau. Tình cũ còn mặn nồng, họ lại quấn quýt không rời, đến nỗi chính sử phải chép: “Rút cuộc Khánh Dư cũng không sửa được lỗi lầm cũ”. Tuy nhiên, mối tình lạc lối này không tồn tại được lâu dài.
Năm 1282, quân Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trong lúc tình thế cấp bách, vua quan nhà Trần tình cờ nhận ra Trần Khánh Dư khi ông đang chèo thuyền trên sông. Khánh Dư được đưa về kinh thành và phong ngay làm Phó đô tướng quân.

 

Theo Kienthuc

Video hay


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương