Kỷ niệm 114 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

6:27 | 08/04/2021

Tổng Bí thư Lê Duẩn sinh ngày 7/4/1907 tại làng Bích La, xã Triệu Đông (nay thuộc xã Triệu Thành), huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình nông dân. Cha ông là Lê Hiệp, làm nghề mộc. Mẹ ông là Võ Thị Đạo, làm ruộng. Sau đó ông theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòng sông Thạch Hãn. Khu lưu niệm về ông được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành.

Tổng Bí Thư Lê Duẩn.

Ông trên cương vị Tổng Bí thư có thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày. Theo một số nhận định khi thống nhất 1975, Lê Duẩn là nhà lãnh đạo có vị trí cao nhất và có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam trong những năm tháng tại vị.

Ông được coi là một trong “kiến trúc sư” hàng đầu trong cuộc chiến 1954-1975, với việc vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong tác phẩm Đề cương cách mạng miền Nam. Bản đề cương này định hướng cho hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, từ đó tạo điều kiện cho Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn năm 1975, kết thúc chiến tranh.

Sau đó, Lê Duẩn tiếp tục lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ xảy ra 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc. Ông qua đời trước khi Đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra, ngày 10-7-1986.

Một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc nhận xét về ông:

“Với Tổng bí thư Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều quá đáng, nguy hại cho an ninh quốc gia”.

Khi ông mất, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc khi đó đã có bức điện chia buồn:

“… Ngài Tổng Bí thư Lê Duẩn, người đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử của Việt Nam…”. (Điện của Tổng Thư ký liên hiệp quốc Javier Pérez de Cuéllar).

Ông Stein Tonnesson thuộc Viện Đại Học Olso, cho rằng:

“Niềm kiêu hãnh của Lê Duẩn nằm trong luân lý đạo đức tự nhiên, và điểm phân loại căn bản trong luân lý trời đất của ông ta là giữa niềm sợ hãi và lòng can đảm. Ông ta có vẻ như khinh bỉ những người không “dám” chiến đấu.

Nếu không có người Việt Nam, Lê Duẩn tuyên bố, sẽ chẳng có ai dám đánh nhau với người Mỹ cả, vì trong lúc người Việt Nam đánh nhau với người Mỹ, cả thế giới lại “sợ” người Mỹ. Ông ta cũng chỉ rõ những người sợ là ai. Người đầu tiên sợ người Mỹ là Mao Trạch Đông – Lê Duẩn tuyên bố.

Lê Duẩn đã hiểu điều khác biệt căn bản giữa người Trung Quốc và người Việt Nam: “Chúng ta khác họ (Trung Quốc) hoàn toàn. Trong mỗi người Việt Nam có một tinh thần hào hùng, và vì vậy chúng ta không bao giờ có thế thủ. Mọi người đều quyết chiến.

Phương diện cuối cùng về thái độ của Lê Duẩn được chỉ ra là sự trung thành với chủ nghĩa quốc tế của ông ta. Điều này có vẻ như kỳ lạ trong quan điểm hầu như hạn hẹp của ông ta chỉ về chủ tính tổ quốc, nhưng ông ta hiểu, Việt Nam là nước tiên phong trên toàn thế giới tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng tổ quốc.”

Con trai Lê Duẩn là Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nói:

“Tôi nghĩ ba tôi là nhà lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn lịch sử phức tạp và cam go của đất nước. Với nhiều ý kiến xung đột lẫn nhau. Thế nên, như tôi đã nói ban đầu, việc chấp nhận ông hay một bộ phận không chấp nhận quan điểm của ông, ủng hộ ông hay không ủng hộ ông cũng là điều tất yếu. Ba tôi không chịu nói, chịu kể về mình giống như một số người khác.

Có những người có cả chục cuốn hồi ký, nhưng ông thì khác, ông không hề viết một cuốn sách nào kể về mình. Ông không bao giờ chịu giải thích để người ta hiểu hơn về những việc ông làm. Vì thế đến giờ, nhiều người chưa thực sự hiểu ba tôi như ông vốn có… Tôi vẫn nghĩ ba tôi là người thiệt thòi. Tất nhiên làm cách mạng thì phải chịu thiệt thòi.

Chúng ta ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ, của các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì đất nước. Nhưng ba tôi, người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của cuộc chiến ấy, đã ít được nhắc đến suốt một thời gian. Đó là điều mà lịch sử đã không công bằng với ông. Song tôi tin điều đó đang và sẽ được nhìn nhận công bằng hơn.”

Hiện nay tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội – TPHCM 2 con đường lớn đặt tên Lê Duẩn đều rất có ý nghĩa .

Tại Hà Nội tuyến đường Lê Duẩn được bắt đầu từ đường Điện Biên Phủ quận Ba Đình đi qua Ga Hà Nội kết nối với đường Giải Phóng từ đó qua quốc lộ 1A đi thẳng vào Miền Nam, rồi tại TPHCM đường Lê Duẩn kết nối thẳng vào Dinh Độc Lập. Điều đó có ý nghĩa từ “ Điện Biên Phủ năm 1954 đến chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước 30/4/1975”

Phan Hữu (T/h)

Video hay


Cùng chuyên mục

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Đắk Lắk thanh tra những đơn vị nào trong năm 2025?

Đắk Lắk thanh tra những đơn vị nào trong năm 2025?

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

Vững vàng nơi phên dậu của Tổ quốc

Vững vàng nơi phên dậu của Tổ quốc

Đại đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An – Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Đại đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An – Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

QUẢNG TRỊ: Rực rỡ sắc màu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

QUẢNG TRỊ: Rực rỡ sắc màu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NƠI BIÊN THÙY

ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NƠI BIÊN THÙY

Vũ Thị Minh Thuý đăng quang Hoa hậu Nhân ái tại Miss Asian 2024

Vũ Thị Minh Thuý đăng quang Hoa hậu Nhân ái tại Miss Asian 2024