Tại địa bàn xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là tài nguyên đất đang diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho Nhà nước, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên khoáng sản tăng cao, gây ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy khác cho con người.
Theo ghi nhận của phóng viên SK&MT vào ngày 23-3-2021, trên địa bàn thôn Dami, xã La Ngâu, (huyện Tánh Linh) đang có hoạt động lấy đất trái phép. Nhóm PV đã liên hệ với các cấp chính quyền địa phương như: Đồng chí Sơn, Trưởng Công an huyện; đồng chí Kha, Phó phòng TN&MT huyện Tánh Linh để phản ánh.
Được biết, nạn khai thác tài nguyên đất trên địa bàn này đang rất phức tạp. Người dân ở đây cho biết, mấy năm trở lại đây có nhiều diện tích đất rừng đã bị khái thác một cách quy mô lớn. Theo ông Võ An, Chủ tịch UBND xã La Ngâu: Việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn chính quyền đã biết và đó là do một cá nhân không phải là người địa phương khai thác để lấy mặt bằng. Chính quyền đã 2 lần kiểm tra lập biên bản xử phạt, lần đầu là 30 triệu đồng; lần 2 phạt 3 triệu đồng.
Đầu giờ chiều 23/3, sau khi chứng kiến nạn khai thác đất trái phép của một số đối tượng ở đây… nhóm Phóng viên chúng tôi đã nhiều lần liên hệ qua điện thoại với lãnh đạo Cảnh sát Môi trường công an tỉnh Bình Thuận, Công an huyện Tánh Linh và Phòng TN&MT ( như ông Tuấn, Trưởng phòng CSMT, ông Sơn, Trưởng CA huyện) và ông Kha, Phó phòng TN&MT huyện) nhưng tất cả điều trả lời “ chúng tôi sẽ cử người xuống hiện trường nhưng đến chiều tối vẫn không có một cán bộ nào của huyện xuống hiện trường…chỉ có 2 cán bộ địa chính và công an xã La Ngâu mà thôi…”
Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, việc cấp phép khai thác khoáng sản đều phải thông qua công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; các quy định về giải quyết việc tận dụng khoáng sản tại các khu vực công trình, dự án, từ việc hạ thấp mặt bằng, cải tạo đất, chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng. Do chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, từ đó phát sinh tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tận dụng khoáng sản khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Và ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xuất hiện hình thành những nhóm khai thác đất trái phép gọi là “đất tặc”.
Nhiều người cho rằng, phải chăng các cấp chính quyền ở một số địa phương buông lỏng quản lý về tài nguyên khoáng sản, nên dẫn đến tình trạng khai thác trái phép ngày càng nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước. Nhưng thực tế cho thấy, nguyên nhân quan trọng vẫn là do lợi nhuận lớn nên các đối tượng cố tình vi phạm. Họ có nhiều phương thức, thủ đoạn để đối phó với lực lượng chức năng như khai thác vào ban đêm, khi biết ngành chức năng đi thanh kiểm tra thì ngưng khai thác …, việc khai thác thường xa trung tâm, đường đi lại khó khăn, đối tượng manh động chống đối lại chính quyền bằng nhiều cách. Thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên, đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái, đến môi trường và thất thoát nguồn thu ngân sách lớn cho Nhà nước.
SK&MT sẽ tiếp tục phản ánh hoạt động khai thác đất trái phép của nhóm “đất tặc” một cách ngang nhiên, lộng hành giữa “thanh thiên bạch nhật”
Theo Báo Sức Khoẻ & Môi trường