Khẩu trang vải tự làm có hiệu quả trong phòng dịch COVID-19?

10:21 | 25/03/2020

Một số hướng dẫn được đăng trên các trang mạng xã hội để khuyến khích mọi người tự làm khẩu trang, trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Chắc các bạn cũng đang tự hỏi về hiệu quả của khẩu trang vải thủ công.


Tự làm khẩu trang (ảnh màn hình https://youtu.be/Li7qEuw50ZY)

Vì không thể tìm mua khẩu trang y tế, giá bán của chúng cũng rất cao nên nhiều người đã học cách tự làm khẩu trang. Điều đó tốt hơn là không có gì bởi ít nhất nó có thể bảo vệ bạn khỏi nước bọt của người khác khi tiếp xúc gần cũng như hạn chế phán tán nước bọt nhưng vẫn cần chú ý an toàn.

Nó có thể hạn chế phát tán nước bọt, nhưng cũng là một nguồn gây ô nhiễm

Liên quan đến các nhân viên điều dưỡng, tiếp xúc gần và phải tự bảo vệ mình trước các bệnh nhân có khả năng mang COVID-19, do đó, việc mang khẩu trang tự làm là điều không không thể nghĩ bàn. Điều mà Anne Goffard, nhà virus học tại Bệnh viện Đại học Lille, xác nhận với tờ báo CheckNews: “Đó là một ý tưởng tồi. Chất liệu vải không thể bảo vệ khỏi việc lây nhiễm virus”.

Điều đáng lo ngại là các khẩu trang tự chế có độ an toàn không đảm bảo, kích thước giọt nước bọt bé li ti vẫn có thể lọt qua. Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 trên một nhóm nhân viên điều dưỡng đã kết luận rằng nguy cơ lây nhiễm cao hơn của loại khẩu trang bằng vải: “Loại này giữ nấm mốc, việc tái sử dụng và khả năng lọc kém của loại khẩu trang vải tự làm này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm”.

Dù có khẩu trang tốt nhưng cần sử dụng đúng cách (ảnh: Yeniakit.com.tr)

“Sử dụng một lần”

Hiệp hội vệ sinh bệnh viện Pháp (SF2H), trên trang của mình, cũng khuyến cáo các chuyên gia y tế không nên sử dụng các loại khẩu trang khác thay cho khẩu trang phẫu thuật (ví dụ: khẩu trang vải, khẩu trang giấy, giẻ buộc sau đầu), vì hiệu quả bảo vệ của các loại này rất kém.

Ví dụ, đối với những người muốn tự làm và đeo những chiếc khẩu trang này khi họ đi mua sắm vì họ thấy đẹp hơn. Đối với Gilles Pialoux, trưởng khoa truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới tại bệnh viện Tenon (Paris), ý tưởng này không bị bác bỏ hoàn toàn: “Trong trường hợp thiếu khẩu trang bảo vệ, thì loại này có thể dùng”.

Tuy nhiên, ông cảnh báo về những rủi ro lây nhiễm liên quan đến việc chạm vào mặt để đeo và tháo khẩu trang, cũng như tính chất của loại khẩu trang này: “Nếu có dùng thì tốt hơn là mọi người nên sử dụng loại khẩu trang này một lần. Nó phải được bỏ sau khi sử dụng và không được bỏ lại vào túi, sẽ bị nhiễm khuẩn. Và bạn phải rửa tay ngay sau khi cởi bỏ khẩu trang ra”.

Theo quan điểm tình hình hiện nay, Tổng giám đốc Y tế, Jérôme Salomon, đã bày tỏ sự dè dặt về những chiếc khẩu trang tự làm này, và nói chung về việc đeo bất kỳ loại khẩu trang nào của những người không bị bệnh: “khẩu trang vải tự làm là những sáng kiến ​​cá nhân. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng việc xử lý khẩu trang, cho dù nó được làm bằng vải hoặc loại có thể bảo vệ, nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus từ bề mặt lên bề mặt. Khẩu trang là loại dùng để bảo vệ nhưng chúng ta dễ lây nhiễm virus khi sử dụng không đúng cách và trong khi tháo ra”.

Các cơ quan y tế khuyến nghị thường xuyên rửa tay, tự cách ly và giảm thiểu tiếp xúc gần mỗi ngày.

Theo liberation.fr

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH