10 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật năm 2018

11:17 | 26/12/2018

Cùng điểm lại 10 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật năm 2018 với nhiều gam màu tươi sáng, góp phần gây dựng thêm động lực, ý chí, bản lĩnh về một Việt Nam hùng cường, vững mạnh.


 

1. Tổng Bí thư được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Chiều 23/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, các Đại biểu Quốc hội đã chính thức bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước với số phiếu hơn 99,7%. Sau khi thực hiện nghi thức tuyên thệ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có những chia sẻ thẳng thắn: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín trên trường quốc tế như hiện nay. Chúng ta có thể vui mừng, phấn khởi, tự hào trước những thành tựu đạt được trong thời gian qua nhưng tuyệt đối không được chủ quan, không được quá say sưa với thắng lợi và càng không thể ngủ quên trên vòng nguyệt quế; luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

2. Ban hành Nghị quyết với tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh

Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII ban hành ngày 22/10/2018. Nghị quyết đặt mục tiêu, các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức thuộc nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế giới. Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội liên quan đến biển, đảo được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh thái biển. Về kinh tế, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 – 70% GDP cả nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.

3. Sớm hoàn thiện quy hoạch nhân sự cấp cao 

Công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành sớm hơn một năm rưỡi. Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa 12, các cơ quan chức năng đã có trên dưới 350 đồng chí để Trung ương lựa chọn, tiếp tục đào tạo, rèn luyện kiểm tra, giám sát. Việc hoàn thiện quy hoạch nhân sự sớm với lộ trình rất cụ thể, với bước đi rất thiết thực để lựa chọn cho kỳ được những người xứng đáng để cấu tạo vào Ban chấp hành Trung ương.

Các đại biểu tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ảnh: Chính phủ

4. Lấy phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, các Bộ trưởng, Trưởng ngành

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đây là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện mức độ tín nhiệm và sự ghi nhận, đánh giá công tâm, khách quan về những nỗ lực, kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Tháng 12/2018, tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã lấy phiếu tín nhiệm 16 uỷ viên Bộ Chính trị, 5 uỷ viên Ban Bí thư. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nhằm thăm dò tín nhiệm, qua đó giúp các đồng chí được lấy phiếu tự nhìn nhận lại mình, để điều chỉnh, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

5. Thực hiện mạnh mẽ sáp nhập các cơ quan, tinh gọn bộ máy

Năm 2018, nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị đã thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 được triển khai mạnh mẽ. Ở cấp bộ, Bộ Công an năm qua đã xóa bỏ 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng. Ngoài ra, Công an địa phương tiến hành sáp nhập 20 Cảnh sát PCCC vào Công an tỉnh, thành phố; tinh gọn tổ chức Công an cấp tỉnh giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng và đối với Công an huyện giảm gần 1.000 đơn vị cấp đội. Ở các địa phương, nhiều sở, ngành được sáp nhập. Đồng thời tổ chức thực hiện thí điểm 10 hợp nhất văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, văn phòng HÐND và văn phòng UBND cấp tỉnh.

Lực lượng cảnh sát PCCC tại 20 địa phương đã được sáp nhập.

6. Cả nước đồng lòng trong công cuộc phòng chống, tham nhũng

Từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng (tháng 1/2016), công cuộc phòng, chống tham nhũng có bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Những chỉ đạo sắc nét của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, sự ủng hộ của người dân cả nước đã và đang góp phần quyết liệt vào cuộc chiến này. Hồi tháng 5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: nếu không có sự ủng hộ của toàn dân thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng không thành công. Với đà như vậy, chắc chắn làm đến cùng, không có chuyện bỏ giữa chừng trong cuộc đấu tranh này.

7. Học sinh Việt Nam “săn” được nhiều huy chương Olympic

Năm 2018, tất cả 38/38 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển dự Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt Huy chương, trong đó có 13 HCV, 14 HCB, 11 HCĐ. Với tổng cộng 13 HCV, 2018 cũng là năm đoàn học sinh giỏi của Việt Nam đoạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế so với những năm trước đây.

8. Số đăng ký hiến tạng tăng nhanh sau hành động đẹp của một cô bé 7 tuổi

Em Hải An – một cô  bé ở Hà Nội đã qua đời vì ung thư nhưng trước đó đã đăng ký hiến giác mạc ghép cho hai bệnh nhân. Câu chuyện xúc động về bé Hải An đã nhanh chóng lan tỏa lớn cho phong trào hiến tặng mô, tạng trên cả nước. Số người đăng ký hiến mô tạng tăng vọt. Thống kê cho hay, cả năm 2018, số người đăng ký hiến tạng đã bằng 1/3 tổng số người đăng ký trong vòng 5 năm qua. Tính đến đầu tháng 12, trên cả nước đã có 19.300 người đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não.

9. Du lịch cán mốc 15 triệu lượt khách quốc tế

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện chào đón tàu du lịch chở vị khách quốc tế thứ 15 triệu tới Việt Nam. Ảnh: Nam Nguyễn

Năm 2018, ngành du lịch Việt Nam đạt mục tiêu đón trên 15 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 80 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 620 ngàn tỉ đồng. Cùng với nhiều nỗ lực của các ngành, các cấp và người dân, Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn, được ghi nhận trong lòng bạn bè quốc tế. Sự kiện này cũng là một trong những tiền đề vững chắc để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

10. Thành công của bóng đá Việt Nam đã gắn kết người dân Việt Nam

Lần thứ 3 trong năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, tuyên dương các cầu thủ thuộc đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam và đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Năm 2018 được coi là năm thành công rực rỡ của các đội tuyển bóng đá Việt Nam với chiến tích á quân tại giải U23 châu Á (đội tuyển U23), lọt vào top 4 ASIAD 18 của đội tuyển Olympic và vô địch Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup) của đội tuyển Quốc gia. Các đội tuyển đã nhận được rất nhiều tình cảm đặc biệt của người hâm mộ trong nước và trên thế giới.

Các chiến thắng vang dội của bóng đá đã có tác động rất lớn tới tình cảm của người hâm mộ thể thao, góp phần gắn kết sự đoàn kết của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Cả dân tộc chung một niềm vui, chung một ý chí và khát vọng. Hình ảnh người dân tràn ngập đường phố, quảng trường, trên mọi miền Tổ quốc sau những chiến thắng của đội tuyển với sắc đỏ của quốc kỳ và logo hình trái tim thể hiện tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc vô bờ bến. Ý chí, thành tích của đội tuyển bóng đá cũng góp phần làm lan tỏa về tinh thần, ý chí về một Việt Nam vươn lên trong những chặng đường sắp tới./.

 

Theo Toquoc

Video hay

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

CHUYẾN TÀU ĐẦU XUÂN

CHUYẾN TÀU ĐẦU XUÂN