Người xưa rất coi trọng giáo dục nghi lễ và trong cuộc sống hàng ngày cũng chú ý đến những lễ tiết, như thế khi giao tiếp với nhau mới không tạo ra sự khó chịu cho đối phương.
Tất nhiên là khi thời đại thay đổi, những tư tưởng về lễ tiết và nghi lễ cũng dần bị lược bỏ hoặc thay đổi theo thời gian. Nhiều người cho rằng những nghi lễ đó đã lỗi thời và không muốn tuân theo. Nhưng khi đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác chắc chắn đó là thứ đáng để học hỏi. Dưới đây là những lễ tiết gia giáo mà người xưa dùng để giáo dưỡng các thế hệ trẻ trong gia đình, hãy thử tham khảo một chút trí huệ của người xưa.
1. Trong nhà có khách đến chơi, lúc xới cơm tuyệt đối không được nói: “Có muốn ăn thêm cơm nữa không?”
Nếu nói câu này thì sau khi khách ra về, bạn sẽ bị người lớn trong nhà mắng là vô lễ.
2. Ăn cơm không được phát tiếng chẹp, uống canh không được phát ra tiếng ực
Cách ăn uống này ảnh hưởng đến người khác và được cho là giáo dục cơ bản của gia đình không tốt. Tất nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, giống như ăn mỳ ra men của Nhật Bản hay Hàn Quốc, phải húp sột soạt mới thể hiện là mình ngon miệng và biết ơn người nấu ăn cũng như biết ơn Trời Đất đã cho con người thực phẩm.
3. Khi cả gia đình cùng ăn cơm với nhau, người lớn chưa động đũa con cháu trong nhà cũng không được động đũa
Đối với người xưa kính trọng người lớn tuổi, người trên là vô cùng quan trọng, có nhiều gia đình sẽ mời người lớn tuổi ăn trước rồi con cháu mới được ăn.
4. Ăn cơm phải ăn bằng cả hai tay, không được đặt một tay lên bàn
Lễ tiết là để giáo dục sự lễ phép, đường hoàng, nề nếp, nên việc đặt hai tay lên bàn ăn dường như sẽ thể hiện bạn là người lịch sự, khiêm nhường, lễ độ hơn so với cách để một tay lên.
5. Khi ăn cơm không được dùng đũa đảo đồ ăn trên đĩa
Khi ăn cơm cùng người lớn mà dùng đũa nhấc lên nhấc xuống đồ ăn trong đĩa dễ gây phản cảm. Vì đũa của mình có dính nước bọt mà đụng vào đồ ăn sẽ khiến người khác ăn phải nước bọt của bạn. Ngay cả khi dùng đũa chung thì cũng không nên lật lên lật xuống đồ ăn, vừa thể hiện sự kén chọn vì lợi ích bản thân vừa không tôn trọng người khác, xem ra miếng hợp vị thì tôi ăn còn để lại đồ không ưa cho người khác vậy.
6. Ăn cơm không cắn đũa
Ngoài cắn đũa, một số người còn có những hành động đáng sợ hơn, như là dùng đũa thay cho tăm dùng để xỉa răng, đôi đũa đó sau này ai còn dám dùng nữa.
7. Khi có khách đến nhà phải nhớ, trà rót đầy 7 phần, cơm xới đầy 8 phần
Chưa có lý giải nào cụ thể hơn về ý nghĩa có những con số, nhưng một trong những ý của người xưa là để cốc trà, chén cơm trông không được vơi quá, mà cũng không đầy quá. Để vơi thì như xem thường khách, không trân quý khách. Để đầy quá thì lại thiếu tinh tế, xem khách như thiếu ăn thiếu đói, về mặt thẩm mỹ cũng không được đẹp mắt.
Ngoài ra còn một số quy tắc sau, đều là để thực hành lễ độ, khiêm nhường:
8. Không được phép bĩu môi với người khác.
9. Ăn cơm xong phải nói: “mọi người từ từ ăn” nếu không sẽ bị cho là không có giáo dục.
10. Khi đưa hoặc nhận đồ phải dùng cả hai tay.
11. Không được rung lắc đùi.
12. Khi đang có khách trong nhà không được lau sàn nhà.
13. Đến nhà người khác làm khách đừng tùy tiện vào những phòng không được phép.
14. Khi về nhà phải chào hỏi người lớn, ra ngoài cũng phải nói một tiếng.
15. Đừng liếc nhìn người khác, theo quan niệm của người xưa đó là việc không đứng đắn.
16. Nói chuyện với người lớn phải dùng kính ngữ.
Mặc dù một số người cho rằng những quy tắc này là cũ kỹ và lạc hậu, nhưng nó thể hiện sự lễ nghĩa trong xã hội thời xưa. Ngày nay những người trẻ càng ngày càng không coi trọng những quy tắc cũ này. Nhưng bất kể là bao nhiêu tuổi vẫn phải coi trọng chữ “lễ”. Bởi nó tiết chế bớt cái tôi, từ hành động theo thói quen được ước thúc bởi lễ mà níu giữ đạo đức con người. Nhỏ làm được lễ thì lớn mới làm được đại sự. Vậy nên các quy tắc chẳng phải trói buộc con người mà chính lại là giúp con người sống đẹp hơn mà thôi.
Theo Secretchina