3000 nhà báo háo hức tác nghiệp tại cuộc gặp lịch sử liên Triều

12:10 | 27/04/2018

Khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sáng nay, gần 3.000 nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt tại trung tâm báo chí được thiết lập tại một phòng triển lãm ở Goyang, tỉnh Gyeonggi, theo Korea Herald.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 27/4/2018 (Ảnh: Newsgw).

Một bầu không khí đầy phấn khích có thể được cảm thấy giữa các phóng viên đang đưa tin về sự kiện lịch sử này. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên trong 11 năm qua, và cũng là bước tiến tích cực sau một năm căng thẳng với những lời khiêu khích tấn công hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Gần 3000 nhà báo tác nghiệp về hội nghị liên Triều ngày 27/4/2018. Ảnh chụp trung tâm báo chí được thiết lập tại một phòng triển lãm ở Goyang, tỉnh Gyeonggi (Ảnh: Yonhap)

Oliver Hotham, một phóng viên người Anh làm việc cho trang tin NK News ở Seoul, nói: “Năm ngoái, chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian, rất nhiều buổi sáng thứ Bảy để viết về các cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên và những dòng bình luận nảy lửa trên Twitter của Tổng thống Trump… Tôi nghĩ điều này khá kỳ lạ khi hiện giờ chúng ta đang ở vị thế mà hai miền Triều Tiên lại rất tử tế với nhau. Tôi nghĩ đó là một bước tiến”.

Oliver Hotham, một phóng viên của NK News (Ảnh: Ock Hyun-ju/The Korea Herald)

Neeraj Rajput, phóng viên làm việc tại ABP News Network ở Ấn Độ, nói rằng anh hy vọng các mối quan hệ tốt đẹp có thể được hình thành giữa hai miền Triều Tiên trong Hội nghị thượng đỉnh.

“Chúng tôi không cảm thấy mối đe dọa trực tiếp nào từ Triều Tiên, nhưng như đã thấy từ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh. Căng thẳng như vậy có thể ảnh hưởng đến Ấn Độ”.

“Chúng tôi muốn mối quan hệ tốt đẹp được thiết lập giữa hai miền Triều Tiên trong hội nghị thượng đỉnh”.

Phóng viên Neeraj Rajput của ABP News Network tác nghiệp về hội nghị liên Triều tại trung tâm báo chí ở Goyang, tỉnh Gyeonggi. (Ảnh: Yonhap)

Tổng cộng có 2.850 nhân viên truyền thông từ 46 hãng tin tức tại 41 quốc gia đã chính thức đăng ký tác nghiệp về sự kiện lịch sử này kể từ ngày 24/4, theo văn phòng Tổng thống Hàn Quốc. Trong số đó, 869 người là phóng viên nước ngoài.

Nhật Bản đã gửi nhiều phóng viên nhất – với 366 người từ 25 hãng tin. Tiếp theo là Hoa Kỳ với 141 người từ 28 hãng tin. Trung Quốc cử 81 người từ 21 hãng tin.

15 quốc gia – bao gồm Áo, Thái Lan và Ấn Độ – lần đầu tiên đã gửi các phóng viên tới hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH