Đua nhau dâng sao giải hạn: Tốn tiền và cuồng tín

9:16 | 14/02/2019

Sau dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều Phật tử tập trung tại các chùa, đình và địa điểm tâm linh để dâng sao giải hạn.

Người dân đứng, ngồi bên ngoài khuôn viên chùa Phúc Khánh làm lễ sao La Hầu. Ảnh: Lại Tấn

Những năm gần đây, hoạt động tâm linh này trở thành trào lưu, cuộc chạy đua tốn nhiều tiền bạc, công sức của không ít gia đình.

Chạy theo phong trào

18 giờ ngày 12/2, khuôn viên chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) không còn một chỗ trống, hàng ngàn người dân ngồi tràn ra đường chờ đợi được nghe khóa lễ sao La Hầu.

Trước thời điểm bắt đầu, loa phóng thanh của nhà chùa yêu cầu mọi người tắt chuông điện thoại và các thiết bị ghi nhận hình ảnh, phóng viên các cơ quan báo chí cũng được người nhà chùa mời ra ngoài để bảo đảm tính tôn nghiêm của khóa lễ.

Bên ngoài cổng, người dân vẫn cố gắng chen lấn, gọi điện thoại để được vào trong nhà chùa. Phía ngoài cổng chùa, chính quyền địa phương cho người dân mượn ghế miễn phí để ngồi xuống lòng đường, thiết lập một vành đai (lực lượng công an đứng thành một vòng) bảo vệ an ninh trật tự.

Tuy nhiên, do số người đến quá đông, càng gần giờ hành lễ công tác an ninh càng khó khăn, người dân bất chấp an toàn giao thông ngồi lên thành cầu vượt ngã tư đường Tây Sơn – Láng, dừng xe giữa đường để vái vọng.

Đúng 19 giờ, hàng ngàn người dân cùng chắp tay lắng nghe những lời phát ra từ loa phóng thanh với nội dung: “Lễ sao là tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc, ở các chùa xưa nay đều làm bình thường, giúp cho Nhân dân có niềm tin, yên tâm trong cả một năm sống. Việc này không phải mê tín mà là tín ngưỡng, niềm tin của Nhân dân.

Với đặc thù của sao La Hầu, trong sách các cụ ta thường dạy nó hay bị ảnh hưởng bởi miệng tiếng, vạ miệng hoặc thậm chí mình đang làm rất tốt lại có những người hiểu chưa hết nghĩa, nói khác đi, làm cho con người luôn lo lắng, băn khoăn, thậm chí có những oan khuất, kiện cáo”.

Nhận định về hiện tượng này, GS Trần Lâm Biền cho rằng, người dân đang bị lợi dụng, vấn đề gắn với sao trời là đi với vùng của cư dân quan tâm tới chiêm tinh học mà khởi đầu là ở vùng Trung Cận Đông, rồi lan tỏa đi khắp nơi.

Theo đó, các nhà chiêm tinh nhận thấy rằng ở trên bầu trời có một số ngôi sao chủ, có trật tự khác nhau. Người ta nghĩ tới, con người sinh ra giờ khác nhau, thời khắc khác nhau thì bị chi phối bởi các ngôi sao đó. Đi xa dần khỏi trung tâm, người dân quan niệm ngày càng méo mó, vì nghĩ là sao trời ảnh hưởng đến số phận nên người ta muốn dâng sao giải hạn.

“Hành vi dâng sao giải hạn là cách “nịnh hót” các tinh tú trên trời để tránh tai họa. Có dâng bao nhiêu lần đi nữa thì các ngôi sao vẫn vận động như vậy, và không thể ảnh hưởng đến số phận con người” – GS Biền nhấn mạnh.
Cũng theo GS Biền, vấn đề ảnh hưởng đến số phận con người là do chính người đó tạo nên. Việc dâng sao giải hạn thuộc lĩnh vực của đạo giáo, thuộc tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc tôn giáo, không thuộc đạo Phật. “Tất cả những người đi chùa mà dâng sao giải hạn, đứng ở bậc tín ngưỡng là không có lợi” – GS Biền khẳng định thêm.

Loạn giá dâng sao

Theo bảng thông báo tại chùa Phúc Khánh, sau khóa lễ sao La Hầu vào ngày 12/2 (mùng 8 Tết) sẽ còn 2 khóa lễ sao Thái Bạch và Kế Đô vào ngày 15 và 18 tháng Giêng. Đáp ứng nhu cầu tâm linh của Phật tử, nhiều chùa ở Hà Nội nhận đăng ký viết sớ, cúng sao giải hạn với giá dịch vụ mỗi nơi một khác.

Tại chùa Tĩnh Lâu (chùa Sải) ở phường Bưởi (quận Tây Hồ), người dân ở đây cho biết đã hết thời hạn nhận đăng ký viết sớ cúng sao – cầu an giải hạn, bây giờ nhà chùa đang viết tên của từng gia đình vào sớ để hôm tới cúng sẽ đọc. Nhưng thực tế, nhà chùa vẫn “châm chước” cho người dân có nhu cầu viết sớ, làm lễ cúng dân sao giải hạn, cầu an với giá 500.000 đồng/người/gia đình.

Chùa Phúc Khánh giải hạn cho cả người có sao tốt lẫn sao xấu. Một người trong nhà chùa lý giải: Sao nào cũng phải cúng, người có sao đẹp nhưng nghiệp chướng nặng thì cũng không tốt. Ngược lại, người sao xấu nhưng nghiệp chướng nhẹ lại không sao. Vì thế nên làm lễ dâng sao giải hạn sao xấu, tốt, cầu an hết cho cả gia đình để mọi người yên tâm.

Trong khi đó, tại chùa Ngòi ở quận Hà Đông chỉ giải hạn sao xấu. Phí dâng sao giải hạn, cầu an ở chùa Ngòi cũng khác các nơi. Cụ thể, giá cầu an cả năm cho mỗi gia đình là 150.000 đồng (cúng vào ngày 14 tháng Giêng). Giải sao xấu cho từng người là 300.000 đồng/năm.

Làm sớ cầu an cúng cho cả gia đình trong một năm là 400.000 đồng. Ngày Rằm, mồng Một, nhà chùa sẽ cúng và dâng sớ lên Tam Bảo, Đức Ông và Mẫu. Như vậy, nếu gia đình nào đăng ký cúng cầu an tháng Giêng và cả năm phải trả 850.000 đồng, nếu gia đình có 2 người sao xấu, tổng số tiền phải đóng là 1.150.000 đồng.

 

Theo Kinhtedothi

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Gần 100 vận động viên tham gia Giải Pickleball Cúp Báo chí Hà Tĩnh lần thứ Nhất năm 2025

Gần 100 vận động viên tham gia Giải Pickleball Cúp Báo chí Hà Tĩnh lần thứ Nhất năm 2025