Ngập tràn sắc lụa tại tuần văn hóa du lịch thương mại Vạn Phúc

23:53 | 08/11/2018

Tối 8/11, Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) năm 2018 với chủ đề “Vạn Phúc – Sắc lụa nghìn năm” quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của làng nghề dệt lụa có tuổi đời trên 1.000 năm tuổi đã tưng bừng diễn ra tại chính làng nghề. 


Khách du lịch tham quan và chọn mua sản phẩm lụa Vạn Phúc. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Đây cũng là dịp để làng nghề Vạn Phúc khẳng định là điểm du lịch hấp dẫn du khách gần xa.

Vạn Phúc xưa còn có tên là Vạn Bảo, một làng Việt cổ nằm bên dòng sông Nhuệ, nổi tiếng khắp trong nước và quốc tế với nghề dệt lụa truyền thống.

Lụa Vạn Phúc từng là vật phẩm tiến vua các thời đại, từng tham gia đấu xảo tại Hội chợ Marseille Paris.

Nơi này không chỉ vang danh với nghề dệt lụa mà còn là cái nôi cách mạng, an toàn khu của Trung ương Đảng và xứ ủy Bắc Kỳ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946.

Tuần lễ văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2018 với ba nội dung chính, gồm phần lễ, phần hội và thương mại quảng bá làng nghề. Du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như Lễ rước tổ nghề “Vạn Phúc dấu xưa”; múa rối nước tại Ao Rum-Cầu Cong; chương trình nghệ thuật “Đêm hội Vân lụa rồng bay” trình diễn áo dài lụa Vạn Phúc; tham quan phố đi bộ phố Lụa, phố ẩm thực, phố hoa-sinh vật cảnh; giao lưu với nghệ nhân, tìm hiểu lịch sử, nghệ thuật dệt lụa truyền thống.

Cũng trong dịp này, nhiều loại hình di sản phi vật thể như ca trù, chầu văn, quan họ, trò chơi dân gian… sẽ được giới thiệu trong không gian đình, đền, quán của làng nghề.

Đối với phần lễ năm nay, Vạn Phúc huy động gần 1.000 người tham gia rước lễ chủ đề “Vạn Phúc dấu xưa,” tôn vinh tổ nghề dệt và tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa Việt Nam.

Đoàn rước tuyên truyền về truyền thống cách mạng quê hương Vạn Phúc với việc rước Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với đó là rước Thành hoàng làng và rước sắc phong.

Độc đáo nhất là khối rước tổ nghề gồm khung dệt cổ, các gánh lụa giới thiệu về nghề dệt lụa truyền thống.

Để tổ chức Tuần lễ văn hóa du lịch thương mại Vạn Phúc, chính quyền địa phương vận động các gia đình làm nghề dệt lụa trang trí cửa hàng, bày bán lụa Vạn Phúc đúng giá trị, chủng loại, không bán hàng giả, hàng nhái, niêm yết giá cả công khai.

Thông qua Tuần lễ văn hóa du lịch thương mại, phường Vạn Phúc thí điểm duy trì thường xuyên 3 tuyến phố chính dành cho người đi bộ là phố lụa, phố hoa-sinh vật cảnh và phố cổ-đồ xưa vào tối thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề.

Tuần lễ diễn ra đến hết ngày 17/11, dự kiến thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự./.

 

Theo TTXVN

Video hay


Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam