1600 năm sau, sổ tay của Marie Curie vẫn chưa hết nhiễm xạ

17:51 | 12/11/2021

Chúng ta đều nhận biết được ảnh hưởng chết người của các thảm họa phóng xạ trong lịch sử. Trong đó, dễ gặp nhất là phóng xạ khi tác động đến cơ thể vượt mức an toàn sẽ gây biến đổi các tế bào, dễ dàng gây ra ung thư, giảm bạch cầu hạt, thiểu sản các cơ quan trọng cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.


Ngoài việc là kẻ giết người nhanh chóng và đau đớn, phóng xạ còn sở hữu những bí mật bất ngờ. Một trong số đó là câu chuyện về những món đồ tư trang của nhà vật lý Marie Curie bị nhiễm phóng xạ có thể duy trì trạng thái này trong suốt hàng nghìn năm.

Ngày 4/7/1934, Marie Curie qua đời vì thiếu máu bất sản. Chứng bệnh này khiến máu không thể tái tạo được do nhiễm xạ. Trước đó, chất phóng xạ còn khiến bà mắc chứng đục thủy tinh thể, dẫn tới mù lòa.

Thậm chí đến tận ngày nay, cơ thể của bà hiện vẫn đang nhiễm phóng xạ và được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày 2,5cm lót bên trong để ngăn phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.

Gần 100 năm sau khi Marie Curie qua đời, nhiều đồ dùng cá nhân của bà vẫn còn bị nhiễm phóng xạ. Các du khách muốn nhìn tận mắt bản thảo của Marie Curie trong thư viện buộc phải mặc một bộ đồ bảo hiểm vì chúng sẽ tiếp tục bị nhiễm xạ hơn 1600 năm nữa.

Marie Skłodowska-Curie (7/11/1867 – 4/7/1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan – Pháp, nổi tiếng về những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học.

Chân dung nhà vật lý – hóa học Marie Curie.

Marie Curie và chồng – Pierre Curie đã cùng nhau phát triển những kết quả nghiên cứu của nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel, rằng urani có tính phóng xạ. Đến năm 1898, bà và chồng đã tìm ra một nguyên tố phóng xạ mới. Bộ đôi này đặt tên nguyên tố đó là “polonium”, gần giống với chữ Ba Lan (Poland) – quê hương của Marie Curie.

Pierre Curie và Marie Curie trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, sau hơn 100 năm qua, nhiều đồ dùng cá nhân của Marie Curie bao gồm quần áo, đồ nội thất, sách dạy nấu ăn, và những cuốn sổ ghi chú trong phòng thí nghiệm vẫn còn bị ô nhiễm phóng xạ.

Cuốn sổ tay của Marie Curie – một báu vật của nền khoa học thế giới – hiện đang được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp. Được biết, cuốn sổ này nhiễm chất phóng xạ Radium 226 và có chu kì bán rã 1600 năm (tức là sau 1600 năm, lượng chất phóng xạ này sẽ giảm đi một nửa so với ban đầu).

Tất cả các du khách muốn được chiêm ngưỡng tận mắt cuốn sổ này sẽ phải kí giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kì sự cố nào (nếu có) và sẽ phải mặc một bộ quần áo bảo hộ kín bưng.

Cuốn sổ tay của Marie Curie.

Theo Tiền Phong/Dân Trí

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”