Thừa Thiên Huế: Xây dựng Huế thành thành phố hiện đại, không thể lơ là công tác bảo tồn văn hóa

12:24 | 05/04/2021

Tại buổi gặp mặt những người Huế xa quê và người yêu Huế, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nhìn nhận, nếu xây dựng Huế thành thành phố hiện đại, không thể lơ là công tác bảo tồn văn hoá.

Ngày 4/4 tại Hội trường Dinh Thống Nhất TPHCM, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt “Gặp gỡ Huế- Hành trình xây dựng Giấc mơ Huế” với mục đích tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận tham gia góp ý, hiến kế cho sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tất cả các lĩnh vực. 

Sự kiện với sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ban ngành liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội,… là người Huế xa quê, là những người yêu Huế, quan tấm đến sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là diễn đàn trao đổi về tình hình kinh tế chính trị văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế.

các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp các ý kiến thiết thực để giúp Huế tăng tốc phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa xã hội.

Không chỉ vậy, mô hình thành phố trong thành phố cũng được nhắm đến ở Huế. “Giấc mơ Huế” là biến Huế trở thành nơi lý tưởng để sống, mà muốn đạt được điều đó, cần có sự giúp sức của những người lao động chân tay đến những người trí thức đang sinh sống, làm việc, học tập ở Huế.

Bên cạnh việc tổng kết những kết quả đạt được năm vừa qua (mà theo ông Phan Ngọc Thọ, chất lượng đời sống người dân được cải thiện do thu nhập tăng lên), ông cũng lắng nghe những hiến kế đến từ các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu… có mặt tại sự kiện về việc cải thiện tất cả những lĩnh vực cần thiết để góp phần biến Huế thành thành phố hội tụ không chỉ công nghệ mà còn phải phát triển vững bền trên bệ đỡ văn hóa.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết: “Huế cần tổ chức hằng năm tại Huế các buổi họp mặt tương tự như buổi gặp mặt hôm nay để thu nhận thêm các ý kiến đóng góp phát triển Huế. Sau đó cần thành lập ban chuyên trách về người Huế ở ngoài tỉnh để ghi nhận thông tin, đóng góp, học tập từ những nơi khác… từ đó góp ý để tỉnh phát triển. Nhất thiết cần xây dựng các dự án nhằm tránh thất thoát chất xám của Huế cũng như đảo ngược dòng chất xám, đưa nhân lực, nhân tài từ những nơi khác về phục vụ cho Huế. Và huy động chất xám nhiều hơn nữa trong nước, ngoài nước phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá du lịch, công nghiệp công nghệ cao hiện có. Bên cần đó cần xây dựng dự án Đường phượng tím phía sau đại nội để phục vụ du lịch, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại trường Quốc học Huế,…”.

Tiếp đó cần bảo tồn giá trị di sản quy hoạch kiến trúc và di sản thiên nhiên song song với phát triển giá trị di sản mới như đô thị di sản mới, đô thị mới hiện đại… Huế cũng cần quan tâm đến phát triển, định hướng bền vững để phát triển lâu dài trong đó quan tâm đến lũ lụt, biến đổi khí hậu… Huế cũng phải tham gia hội nhập quốc tế, tiến hành hợp tác phát triển vùng, quốc gia, hợp tác quốc tế… để góp phần tăng tính cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Nhiều chuyên gia nhà khoa học khác cũng cho biết nguồn nhân lực để phát triển Huế hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn về mặt tìm người giỏi để đào tạo nhân lực lẫn khó khăn về tìm kiếm nhân tài để đào tạo. Các nhà trường tại Huế cần đi sâu sát với doanh nghiệp hơn vì hiện nay nhân lực ở Huế còn thiếu nhiều kỹ năng mềm, trải nghiệm sống cần nâng cấp nhiều hơn nữa.

Bên cạnh đó một số chuyên gia cũng cho biết Huế cần tận dụng các đầm phá để xây dựng hệ thống điện thủy triều cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Cần phải đẩy mạnh bảo tồn di sản tuy nhiên cũng phải lưu ý phát triển đô thị hiện đại để phục vụ phát kinh tế xã hội. Bảo tồn di sản phải đi kèm với quy hoạch, phát triển đô thị hiện đại thì mới có thế phát triển nhanh được. Và cũng cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ như các nước khác trên thế giới để bảo vệ, bảo tồn di sản.

Ông Thọ nhiều lần nhấn mạnh việc phải phát triển Huế vừa hiện đại, vừa thâm trầm theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế từ đây đến năm 2030, tầm nhìn dài hạn đến năm 2045. Không chỉ vấn đề phát triển Huế bền vững trên cơ sở bảo đảm bản sắc văn hóa, vấn đề chảy máu chất xám, thu hút người tài, đào tạo giới trẻ Huế như thế nào, quy hoạch vùng ra sao… cũng được đem ra bàn luận tại Gặp gỡ Huế 2021. Với tư cách là “đầu tàu” của tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông Phan Ngọc Thọ lưu ý, Huế phát triển nhưng phải đảm bảo chậm mà chắc.

Ông Phan Ngọc Thọ cho biết: “tất cả các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, những người yêu Huế sẽ được UBND tỉnh ghi nhận hoàn toàn và sẽ có tổ chức nghiên cứu, triển khai những ý kiến này trong thời gian tới. Để chuẩn bị cho nguồn lực cho Huế thì Huế đang xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại về nguồn nhân lực để có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn. Các dự án như Đường phượng tím sẽ yêu cầu các cơ quan có liên quan nghiên cứu để xây dựng trong thời gian tới đây”.

Nguyên Ngọc

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa