Sự thật choáng về thanh kiếm ‘ma quái’ trong mộ Tần Thủy Hoàng

9:17 | 06/07/2019

Các nhà khoa học Anh mới công bố phát hiện đáng chú ý lý giải vì sao nhiều thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn sắc bén dù được làm từ đồng và có niên đại hàng ngàn năm tuổi.


 

Nhiều thanh kiếm sắc bén được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một bí ẩn lớn “đánh đố” nhân loại suốt nhiều năm qua.
Trong thời gian qua, các chuyên gia nhận định sở dĩ những thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không bị hoen rỉ dù bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 2.000 năm là nhờ phương pháp phủ một lớp crôm kim loại mỏng lên bề mặt vũ khí.
Phương pháp này được đánh giá là quá tiên tiến so với thời điểm những thanh kiếm trong mộ Tần Thủy Hoàng được chế tạo – thế kỷ 3 trước Công nguyên.
Mới đây, các nhà khoa học tại Anh công bố kết quả nghiên cứu và giải mã bí ẩn vì sao các thanh kiếm trong mộ Tần Thủy Hoàng không hoen rỉ suốt 2.000 năm.
Theo các nhà khoa học Anh, lớp crôm trên các thanh kiếm trong mộ Tần Thủy Hoàng được tạo ra ngẫu nhiên.
Cụ thể, những thanh kiếm được tìm thấy trong mộ vua Tần đều được chế tạo từ loại hợp kim đồng có hàm lượng thiếc cao.
Lớp crôm được tìm thấy trên bề mặt thanh kiếm có được là do hiện tượng nhiễm bẩn từ lớp sơn mài giàu crôm trên bề mặt tượng binh sĩ đất nung và các bộ phận vũ khí.
Trên thực tế, crôm không được người Trung Quốc thời xưa sử dụng với mục đích bảo quản, giúp thanh kiếm sắc bén suốt ngàn năm.
Nhà khảo cổ học Marcos Martinón-Torres tại Đại học Cambridge cho biết thêm: “Lớp sơn mài trên tượng binh sĩ đất nung được sử dụng như lớp lót cho lớp sơn màu. Chúng tôi cho rằng, có thể sơn mài cũng có trên các bộ phận bằng gỗ bị phân rã như tay cầm và trục”.
Theo nhà khảo cổ học Marcos, về bản chất, vũ khí của đội quân đất nung được bảo quản rất tốt. Trong số này, những thanh kiếm được cho là được bảo quản một cách ngẫu nhiên khiến chúng vẫn sắc bén dù có niên đại hàng ngàn năm tuổi.

 

Theo Kienthuc

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (Bài 12): Chi nhánh Đoàn tiếp viên Đường sắt Sài Gòn vững bước chuyển mình

Hỏa trình (Bài 12): Chi nhánh Đoàn tiếp viên Đường sắt Sài Gòn vững bước chuyển mình

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Hỏa trình (Bài 11): Vài điều trăn trở

Hỏa trình (Bài 11): Vài điều trăn trở

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam