Nhà nghiên cứu Hoàng Chương nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

22:01 | 03/02/2021

Ngày 9/12/2020, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Nhà nghiên cứu Trương Hoàng Chương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc.


Sau khi có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa qua nhà nghiên cứu Trương Hoàng Chương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc đã chính thức được đón nhận danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Danh hiệu này chính là sự ghi nhận kịp thời, xứng đáng những đóng góp không biết mệt mỏi của nhà nghiên cứu Hoàng Chương, đồng thời đây cũng là niềm vinh dự cho tập thể, cơ quan nơi nhà nghiên cứu Hoàng Chương đang công tác.

Quyết định Phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho nhà nghiên cứu Hoàng Chương.

Trong lần phong tặng này, cùng có thêm Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, cố Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được phong danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

Trong những ngày cuối năm, đón nhận danh hiệu cao quý, niềm vui và hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt của nhà nghiên cứu Hoàng Chương (ảnh trái). Cũng trong dịp này, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa – Tổng biên tập Tạp chí Văn Hiến Việt Nam cũng đã tới thăm hỏi sức khỏe, chia vui cùng nhà nghiên cứu Hoàng Chương và gia đình.

Một số nét về nhà nghiên cứu Hoàng Chương:

– Ông sinh ra và lớn lên trong giai đoạn chiến tranh chống thực dân Pháp (năm 1936), tại Bình Định – mảnh đất địa linh nhân kiệt, được xem là “cái nôi” của võ thuật và nghệ thuật Tuồng (Hát Bội), Bài chòi.

– 15 tuổi vào trường âm nhạc tỉnh, rồi tham gia vào thiếu sinh quân và vào Đoàn văn công Liên khu 5.

– Thi đỗ và được đi học ở trường Đại học Sân khấu Liên Xô (1962 – 1964). Sau đó, ông tiếp tục học Tổng hợp văn khóa 8 (1964 – 1967) trường Đại học Văn khoa (cùng lớp với ông Nguyễn Phú Trọng nay là Tổng Bí thư, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam). Ra trường, ông được điều về Bộ Văn hóa và sau đó lại được cử đi nghiên cứu sinh ở Rumani từ 1969 – 1973.

– Sau khi về nước, ông giữ vị trí là Phó Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam, tiếp là là làm Viện phó rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sân khấu Việt Nam (1983 – 1999). Với thời gian đó ông được bầu là Phó chủ tịch thường trực Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Rumani và ông được Bộ Giáo dục, Học viện Nghệ thuật Sân khấu điện ảnh Rumani phong hàm Giáo sư (1996).

–  Cuối năm 2005, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất tại Đại hội Thi đua Toàn quốc – Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Và đến Đại hội thi đua toàn quốc Liên hiệp các Hội KHKTVN 2010 ông được tôn vinh một trong 10 nhà khoa học xuất sắc nhất.

Một số công trình tiêu biểu:

Ông có hơn 20 công trình nghiên cứu đã công bố về lĩnh vực lý luận nghệ thuật, văn hóa dân tộc như “Những vấn đề sân khấu truyền thống”, “Bài chòi và dân ca Liên khu 5”, “Nghệ thuật tuồng Bắc”, “Tuồng và võ thuật dân tộc”… Ông còn là người chủ trì, chủ biên nhiều công trình cấp bộ về văn hóa dân tộc. Ông cũng đã tổ chức các hội thảo có được nhiều tiếng vang trong và ngoài nước như “Tuồng với đề tài nước ngoài”, “Mối tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc”, “Văn học nghệ thuật với đề tài Tây Sơn”, hội thảo quốc tế “Âm nhạc và sân khấu truyền thống Việt Nam với người nước ngoài”… Ngoài ra, Nhà nghiên cứu Hoàng Chương đã dàn dựng được hàng chục vở tuồng và kịch trong đó có nhiều vở đã đạt được huy chương vàng, huy chương bạc trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Không chỉ đắm mình cùng nghệ thuật, Nhà nghiên cứu Hoàng Chương còn dành thời gian để viết và xuất bản hơn 20 đầu sách và hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu về nghệ thuật dân tộc, ca ngợi những bậc hiền tài, những người có công, có đức, có tài ở Việt Nam từ những anh hùng, danh nhân đến các vị cao niên như Vũ Khiêu, Hoàng Châu Ký, Mịch Quang, Hoàng Trinh đến những người trẻ như Võ Thành Tân, Phan Thanh Liêm, Mai Tuyết Hoa, Lý Nhã Kỳ… Ông tham gia tích cực vào việc phát hiện, bảo vệ, tôn vinh những di sản văn hóa dân tộc cùng những công trình mới như Múa rối nước, Quan họ, Bài Chòi, Hát Xẩm… Giáo sư còn tham gia giảng dạy ở nhiều trường và là người duy nhất được mời giảng cho sinh viên Mỹ hàng năm sang thực tập tại Việt Nam và gần đây ông thường xuyên được các trường đại học Mỹ mời sang thuyết giảng về nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Gần đây ông đã chỉ đạo phục hồi thành công nghệ thuật Bài chòi trên miền Bắc, sau 35 năm vắng bóng.

Hiện ông là Viện trưởng Viện nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm Tạp chí Văn hiến Việt Nam. Với vai trò là người “thuyền trưởng”, ông đã tập hợp được hàng chục giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ, kể cả những giáo sư nổi tiếng ở nước ngoài như: Trần Văn Khê, Thái Kim Lan, Nguyễn Thuyết Phong, Mecgaet, Batresser và nhiều NSND, NSƯT tham gia hoạt động nghiên cứu, tìm tòi, lưu giữ và phát huy những nét đặc sắc của sân khấu truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải Lương, Bài Chòi, Múa Rối nước, dân ca Bắc Trung Nam…

Trong những năm tháng hoạt động sôi nổi, ông luôn có nhiều sáng kiến, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, như hỗ trợ cho học sinh nghèo học giỏi ở Bình Định, giúp đỡ những người gặp khó khăn, nghèo túng… Đặc biệt, giải thưởng Đào Tấn ra đời nhằm tôn vinh danh nhân văn hóa dân tộc, và động viên những người có cống hiến đáng kể cho nền văn hóa dân tộc là do ông sáng kiến và chủ trì. Song song đó, ông còn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội từ thiện, như tham gia thành lập Quỹ từ thiện Quốc tế Shinhop do diễn viên, nghệ sĩ tài năng Lý Nhã Kỳ làm Chủ tịch. Đây là một trong những Quỹ từ thiện tài trợ về y tế, giáo dục và giải phẫu miễn phí cho trẻ em khiếm thị trong cả nước.

 

PV

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia

Lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia