Nhà khoa học Úc phát hiện cơ chế ‘quỷ nhập tràng’?

9:09 | 14/09/2019

Trong suốt 17 tháng nghiên cứu cái xác 70 tuổi, một nhà khoa học Úc đã phát hiện sự dịch chuyển của hai cánh tay người chết trong một khu vực gồm nhiều xác chết khác. Bà đã có lý giải của riêng mình.


Nghiên cứu của bà Wilson cho thấy cơ thể con người sau khi chết vẫn có thể dịch chuyển trong hơn 1 năm – Ảnh chụp màn hình

Sử dụng camera ghi lại tất cả chuyển động của cái xác mỗi 30 phút, công trình nghiên cứu của nhà khoa học Alyson Wilson được xem là có ý nghĩa quan trọng đối với ngành pháp y và điều tra hình sự.

Bà Wilson khẳng định kể cả khi con người ta đã trút hơi thở cuối cùng, phần xác của họ vẫn chưa thực sự “nghỉ ngơi”. Chẳng hạn, dù đã được khâm liệm bằng vải và các bó cơ được xác định đã khô cứng, nhóm nghiên cứu của bà Wilson vẫn ghi nhận “sự chuyển động đáng kể của hai cánh tay xác chết”.

Ban đầu hai cánh tay đều sát với cơ thể, nhưng “một cánh tay bắt đầu vung ra ngoài rồi lại từ từ khép vào”, nhà khoa học Úc mô tả trong nghiên cứu được đăng trên một tạp chí y khoa.

“Tôi nghĩ là mọi người sẽ mồm chữ O mắt chữ A khi thấy cảnh tượng đó. Hai cánh tay chuyển động khá nhiều. Cả tôi cũng ngạc nhiên vào lần đầu tiên thấy cảnh đó”, bà Wilson thừa nhận.

Toàn bộ quá trình chuyển động của xác chết được ghi lại bởi camera trong suốt 17 tháng. Đều đặn mỗi tháng nhà khoa học Wilson lại bay từ thành phố Cairns đến Sydney để kiểm tra sự dịch chuyển của cái xác.

Khu vực nghiên cứu của bà Wilson – Ảnh chụp màn hình

Đối tượng nghiên cứu của bà là một phụ nữ 70 tuổi đồng ý hiến xác vì mục đích khoa học. Có khoảng 70 xác chết như vậy được tập trung tại “khu lưu trữ” bí mật ngoại ô Sydney, theo Đài ABC của Úc.

Nó được thành lập từ 3 năm trước để quan sát toàn bộ quá trình phân hủy của con người trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, tái hiện lại các kịch bản giết người.

Lý giải của bà Wilson về trường hợp nghe như “quỷ nhập tràng” này lại rất đơn giản: quá trình phân hủy, co rút các bó cơ đã dẫn tới sự chuyển động của các cánh tay.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm chứng minh ngoài các yếu tố bên ngoài như thời tiết hay động vật, vẫn có những yếu tố bên trong khiến thi thể của một người dịch chuyển.

Giới chuyên gia đánh giá việc hiểu rõ hơn về các chuyển động và tốc độ phân hủy của thi thể có thể hỗ trợ cơ quan điều tra ước tính thời gian tử vong của nạn nhân chính xác hơn, giảm các nhận định sai về nguyên nhân tử vong hoặc giải thích sai về hiện trường vụ án.

“Những nghiên cứu và tìm hiểu này không thể trở thành hiện thực nếu không có sự đóng góp quý giá của người hiến xác và sự đồng ý của gia đình họ” – phó giáo sư Jodie Ward, người đứng đầu “khu lưu trữ” nói trên, khẳng định.

 

Theo Tuoitre

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (Bài 12): Chi nhánh Đoàn tiếp viên Đường sắt Sài Gòn vững bước chuyển mình

Hỏa trình (Bài 12): Chi nhánh Đoàn tiếp viên Đường sắt Sài Gòn vững bước chuyển mình

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Hỏa trình (Bài 11): Vài điều trăn trở

Hỏa trình (Bài 11): Vài điều trăn trở

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam