‘Người rừng’ cuối cùng của bộ lạc Amazon, sống cô độc hơn 20 năm

16:51 | 20/07/2018

Người đàn ông sống cô độc trong hơn 20 năm qua sau khi bộ lạc của mình bị các nông dân thảm sát cách đây 2 thập kỷ trước.


Các chuyên gia lần đầu tiên phát hiện sự tồn tại của người đàn ông này là vào năm 1996, nhưng phải 2 năm sau người ta ghi lại được những hình ảnh đầu tiên về ông ta.

Theo The Guardian, người đàn ông đã sống một mình trong rừng trong 23 năm qua kể từ khi nông dân và những kẻ cướp đất giết chết 5 thành viên khác trong bộ lạc của ông trong một cuộc tấn công năm 1995. Những đối tượng này đã tàn sát và trục xuất người Amazon bản địa ra khỏi trong suốt những năm 1970 và 1980.

Trong hơn 2 thập kỷ đó, người này dành phần lớn thời gian để săn bắt lợn rừng, chim, khỉ bằng cung tên.

Cơ quan quản lý người bản địa thuộc chính quyền Brazil – Funai từ những năm 1990 áp dụng chính sách không can thiệp vào cuộc sống của các nhóm biệt lập trong khu vực. Tuy nhiên, khi phát hiện người sống sót cuối cùng của bộ lạc Amazon vào năm 1996, họ bắt đầu cử người theo dõi từ xa và để lại vũ khí như rìu, dao phay và hạt giống một số loại cây trồng.

Không ai biết tên của người đàn ông hay bộ lạc của ông ta. Những điều người ta biết về người này là khoảng 50 tuổi, rất khỏe mạnh, giỏi săn bắn và trồng trọt cây cỏ, hoa màu.

Trong hơn 20 năm sống một mình, ông ta đã mở rộng diện tích rừng lên tới 8.070 ha để duy trì tập quán sinh sống.

Căn nhà dựng bằng cây của người sống sót cuối cùng của bộ lạc Amazon. (Ảnh: J. Pessao)

Trong đoạn video được Funai quay lại mới đây, này ở trần, đang dùng rìu đốn cây trong rừng rậm.

Bà Fiona Watson, tới từ nhóm nghiên cứu “Sống sót Quốc tế” cho rằng đoạn video này là “phi thường” vì nơi người đàn ông sống bao quanh bởi các trại chăn nuôi ở mọi phía.

“Funai có nghĩa vụ phải chứng minh ông ấy vẫn mạnh khỏe. Điều quan trọng là họ đã giúp ông ấy giữ lại lãnh thổ của mình. Thực tế ông ấy vẫn sống sót cho chúng ta hy vọng. Ông ấy là biểu tượng cuối cùng”, bà này cho hay.

Người sống sót của các nhóm bản địa khác trong khu vực nói về tình cảnh họ bị nông dân bắn và phải bỏ trốn khỏi làng. Các chuyên gia Funai tin rằng có khoảng 113 bộ tộc không có liên lạc sống trong khu vực rừng Amazon – trong đó xác định được 27 nhóm và một nhóm sống bên ngoài. Ngoài ra, có 15 bộ tộc không có liên lạc ở Peru, những bộ tộc khác ở Bolivia, Ecuador, Colombia.

Các bộ tộc đi săn bằng ống thổi và cung tên, ngôn ngữ của họ khá khác nhau dù có thể cùng thuộc về các nhóm ngôn ngữ học.

 

Theo VTC

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH