Hưng Yên công bố bảo vật quốc gia tượng Phật Quan Âm chùa Mễ Sở

22:15 | 23/05/2019

Ngày 23/5, tại chùa Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã công bố Quyết định số 1821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn).


Đây là pho tượng cổ quý hiếm, là một trong ba kiệt tác đỉnh cao của nghệ thuật tạo tác tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cổ ở nước ta.

Bảo vật Quốc gia tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn được tạo tác vào đầu thế kỷ XIX. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật gốc độc bản, có hình thức thể hiện độc đáo, được các nghệ nhân xưa tạo tác hoàn toàn bằng kỹ thuật điêu khắc thủ công truyền thống hết sức công phu, tiêu biểu cho nền mỹ thuật đầu thế kỷ thứ XIX.

Đây là pho tượng Phật có số lượng tay nhiều nhất nước ta hiện nay với 1.014 cánh tay. Đi kèm mỗi cánh tay là một con mắt được tạo tác tinh xảo trong lòng bàn tay và được chia ra thành nhiều tầng lớp khác nhau. Những cánh tay lớn của tượng không chỉ được tạc từ cánh tay chính, mà còn có thêm phần gập của khuỷu tay.

Đôi tay trên cùng (gọi là tay Đảnh Hóa Phật) được chụm lại trên đỉnh mũ Thiên quan nâng đỡ đài sen và tượng Phật nhỏ. Điểm ấn tượng và độc đáo nhất của pho tượng này đó là có thêm một đôi tay Phổ Lễ ở phía sau lưng, tạo không gian mở đa chiều, hình tượng nghệ thuật vừa thân quen, vừa trang nghiêm về một vị thần thánh đầy linh nhiệm.

Nét độc đáo và khác biệt nữa là phía trên đầu tượng, nơi đầu mũi của vầng hào quang chạm nổi các cuộn mây hình khánh kết hợp với những cánh tay nhỏ đan đều nhau uốn khum ra phía trước, tựa như cánh của con chim Khổng tước đang trong tư thế xà xuống che cho đức Phật. Phía dưới là bộ tượng Di Đà Tam Tôn, với Phật A Di Đà ngồi giữa tọa thiền trên đài sen, hai bên là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí đứng trên đài sen hộ trì.

Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật có giá trị về lịch sử văn hóa tiêu biểu, là minh chứng rõ nét về quá trình tồn tại và phát triển, sự ảnh hưởng lâu dài của Phật giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ. Không chỉ là một tác phẩm mang ý nghĩa tôn giáo thông thường, pho tượng còn chứa đựng nhiều triết lý sâu xa, kỳ ẩn của nhà Phật; là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất.

Những nét điêu khắc vô cùng tinh xảo và độc đáo trên bức tượng là minh chứng rõ nét phản ánh về tinh thần sáng tạo nghệ thuật, đặc trưng kỹ thuật trong tạo tác tượng của những nghệ nhân dân gian xưa, khiến cho pho tượng trở thành vốn quý trong nền nghệ thuật điêu khắc của nước ta.

Theo TTXVN

Video hay


Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam