Điều đặc biệt về bức tượng Phật lớn nhất thế giới

9:33 | 22/05/2020

Tượng Phật Di Đà Ushiku Daibutsu ở tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) cao 120 m, nặng 4.000 tấn. Từ khi xây dựng xong đến nay, 20 năm qua, pho tượng này vẫn giữ kỷ lục là pho tượng Phật lớn nhất thế giới.


Những cánh đồng hoa rực rỡ bên ngoài bức tượng Phật Ushiku Daibutsu Nhật Bản.

Bức tượng Đại Phật Ushiku Daibutsu tọa lạc tại thành phố Ushiku tỉnh Ibaraki (cách Tokyo khoảng 100 km về phía đông bắc). Bức tượng đại Phật được xây dựng trong hơn 10 năm và hoàn thành vào năm 1994. Ngay sau khi hoàn thành, nó được công nhận kỷ lục là bức tượng phật lớn nhất thế giới vào năm 1995.

Những thông số cơ bản cũng cho thấy sự khổng lồ và kỳ vĩ của bức tượng này. Tượng cao 120 mét, trong đó có đài sen làm đế 20 mét và tượng phật bằng đồng cao 100 mét. Toàn bộ khối kiến trúc này nặng khoảng 4.000 tấn trong đó có 3.000 tấn bê tông cốt thép và 1000 tấn đồng.

Toàn thể bức tượng được ghép từ hơn 6.000 phiến đồng có độ bền cao. Các tấm đồng đều được đúc rất tinh xảo, thể hiện trình độ đỉnh cao của người Nhật trong lĩnh vực đúc đồng.

Tiêu bản đầu tượng Phật nhỏ bằng 1/1.000 lần so với đại tượng Phật.

Tượng là một kiến trúc khổng lồ nên mỗi chi tiết của nó cũng có kích thước nếu không tận mắt chứng kiến cũng khó tin. Ví dụ: ngón tay làm Phật hiệu của bức tượng có độ dài hơn 18 mét hay các núm trang trí trên đầu bức tượng cũng có đường kính 1 mét và nặng khoảng 200 kg.

Bên trong tượng là kết cấu không gian tâm linh với 5 tầng. Bao gồm: Tầng 1: Thế giới ánh sáng; tầng 2: Thế giới đền ơn đáp nghĩa; Tầng 3: Thế giới đài hoa sen; Tầng 4 và 5 là không gian núi Linh ưng.

Không giống như nhiều bức tượng nổi tiếng thế giới khác chỉ được chiêm bái từ ngoài, đến đây, du khách có thể vào thang máy bên trong lòng tượng để lên tầng 5 (tương đương độ cao 85 m ngang ngực tượng Phật, nơi có những cửa sổ ngắm quang cảnh xung quanh). Vào những ngày đẹp trời, từ đây du khách có thể nhìn thấy tháp truyền hình Sky tree ở Tokyo hay núi Phú Sĩ.

Chiều cao của đầu tượng là 20 m, chiều dài của miệng: 4 m, chiều dài của mũi 1,2 m, chiều dài của tai 10 m.

Với kích thức khổng lồ của mình, so với bức tượng Phật ở thành phố Lý Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc với bề ngang 28m và cao 71m đã từng một thời được coi là bức tượng (bằng đá) lớn nhất thế giới thì bức tượng Ushiku Daibutsu của Nhật Bản hơn cả về độ cao lẫn sự hiện đại.

Bức tượng này có kích thước gấp 3 lần so với tượng Nữ thần tự do của Mỹ hay bức tượng Phật nổi tiếng ở Nara cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay của bức tượng Phật này.

Nơi tọa lạc của tượng cũng là một vùng cảnh quan tâm linh tươi đẹp. Đó là một công viên với rất nhiều cây xanh lâu năm và các vườn hoa theo mùa. Đặc biệt, vào mùa xuân nơi đây như một thảm hoa tuyệt đẹp với sắc hoa anh đào nở rộ trên cây, các loại hoa khác nở đầy mặt đất tạo nên một khủng cảnh hiếm có.

 

Theo Phatgiao

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam