Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

21:38 | 21/03/2019

Ngày 21 – 3 – 2019 (tức ngày 16 tháng 2 âm lịch), tại Di tích văn hóa lịch sử Đền Độc Cước, UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước năm 2019 và công bố quyết định Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp thành phố, với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách về với thành phố biển Sầm Sơn.


 

Nghi lễ rước kiệu về sân Đền Độc Cước.

Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước là lễ hội truyền thống lâu đời, được cư dân biển Sầm Sơn tổ chức hằng năm, nhằm tưởng nhớ công lao vị thần Độc Cước. Tương truyền, xưa kia, thần Độc Cước đã tự xẻ thân mình làm đôi, một nửa trên đất liền giúp đỡ người dân, một nửa ngoài biển khơi để đánh đuổi các loài thủy quái.

Lễ dâng hương.

Người dân nơi đây luôn tin rằng, cuộc sống của họ được vị thần này bảo trợ, bởi vậy, họ đã lập đền thờ trên hòn Cổ Giải (núi Trường Lệ) và tổ chức Lễ hội cầu phúc vào ngày 16 – 2 âm lịch hằng năm, với ước mong cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho tôm cá đầy khoang, cầu cho nhân dân no ấm…

Nghi lễ đọc văn tế.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử, lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước vinh dự được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trong khuôn khổ lễ hội năm nay, TP Sầm Sơn duy trì các nghi thức rước kiệu, tế lễ truyền thống. Đặc biệt, lễ hội năm nay, thành phố giữ truyền thống làm bánh giầy khổng lồ với đường kính 2,19m, cao 0,9m được làm từ 2.400 kg gạo nếp do hơn 400 nghệ nhân, nhân dân làng Lương Trung, phường Trung Sơn kỳ công thực hiện, thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên thần Độc Cước.

Chiếc bánh giầy dâng lên thần Độc Cước.

Phần hội sôi động, hấp dẫn với hương trình biểu diễn nghệ thuật và các trò chơi dân gian như đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy, thu hút sự tham gia của nhân dân 11 xã, phường trên địa bàn TP Sầm Sơn và đông đảo du khách.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật…
… và một số trò chơi dân gian.
… và một số trò chơi dân gian.

Lễ hội kết thúc bằng nghi lễ cắt bánh giầy và chia bánh để phát lộc cho người dân và du khách tham gia lễ hội.

Nghi lễ cắt bánh giầy.

Lễ hội cầu phúc đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để nhân dân và du khách được thể hiện nét văn hóa tâm linh, sự tôn vinh, trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống hàng ngàn đời của ông cha ta truyền lại.

 

Theo Baothanhhoa

Video hay

Cùng chuyên mục

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử