Việt Nam và thế giới 4.0 qua bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Liên Hợp Quốc

21:28 | 29/09/2018

Tại Đại hội đồng LHQ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về khát vọng hòa bình dù trong thời đại nào và những thách thức mới mà thế giới đang phải đối mặt.

Ngày 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu trong Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốckhóa 73. Thủ tướng khẳng định “tiến bộ vượt bậc về khoa học, công nghệ trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự lan tỏa theo xu thế tất yếu của toàn cầu hóa” đang mang lại cho nhân loại những cơ hội rất lớn nhưng cũng đi cùng những thách thức rất mới, rất to lớn, hòa bình của thế giới vẫn chưa đảm bảo.

“Hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi, khát vọng của mọi dân tộc”, Thủ tướng khẳng định và cho rằng những thách thức thế giới phải đối mặt bao gồm tư duy cường quyền, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương, tình trạng bất công, đói nghèo, biến đổi khí hậu…

Thủ tướng dẫn chứng về quá khứ giành độc lập của Việt Nam để lý giải việc Việt Nam luôn nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng cũng cho rằng trong sự phát triển nhanh chóng của thế giới, “tiếng nói của một nước nhỏ hay khát vọng của những người yếu thế phải được lắng nghe”, vì đó là “nền tảng cho phát triển bền vững, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, là cơ sở của ổn định xã hội cũng như bảo đảm quyền và phát huy sức sáng tạo của mỗi người”.

Trước những thách thức mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không một quốc gia nào, dù đó là các cường quốc giàu mạnh, có đủ sức giải quyết những thách thức to lớn đối với toàn cầu hiện nay. Từ đó, Thủ tướng đề xuất việc các quốc gia phải hành động cùng nhau trong khi Liên Hợp Quốc sẽ là cơ quan “kiến tạo những nền tảng phát triển mới để xử lý có hiệu quả các thách thức toàn cầu “.

Thủ tướng cũng nhắc lại câu nói của cố tổng thư ký Kofi Annan, người vừa qua đời hôm 18/8: “Chúng ta chỉ có thể làm chủ số phận của mình khi nào chúng ta cùng nhau đối diện với nó. Đó là lý do tại sao chúng ta có Liên Hợp Quốc” và đề xuất “trách nhiệm kép”, tức mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công dân toàn cầu.

Cuối cùng, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ đảm đương tốt trọng trách thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo anLiên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và kêu gọi các thành viên Đại hội đồng bỏ phiếu cho Việt Nam. Trao đổi với Zing.vn, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) nói rằng: ” Việt Nam rõ ràng là sự lựa chọn đồng lòng của nhóm châu Á – Thái Bình Dương” cho vị trí này.

Theo Zing News

Cùng chuyên mục

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Đồng hồ đeo tay và câu chuyện lịch sử

Đồng hồ đeo tay và câu chuyện lịch sử