Việt Nam cải tiến tiểu liên Pháp để đánh Mỹ, thế giới thán phục

10:29 | 24/07/2020

Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vũ khí còn thiếu thốn nặng nề, quân đội ta đã quyết định cải tiến những khẩu tiểu liên MAT-49 thu được từ quân Pháp để tiếp tục sử dụng.


MAT-49 ban đầu được nhà máy vũ khí quốc gia Tulle (MAT) Pháp phát triển và đã dành chiến thắng trong cuộc đua thiết kế tiểu liên sử dụng cỡ đạn 9×19 Parabellum cho Quân đội Pháp vào năm 1948. Năm 1949, súng đã chính thức được biên chế cho các binh sĩ của quốc gia này. Ảnh: Súng tiểu liên MAT-49 của Pháp – Nguồn ảnh: TL.
Không lâu sau đó, khẩu súng này đã tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Pháp thực hiện hòng chiếm đóng Việt Nam một lần nữa. Từ năm 1951, MAT-49 gần như trở thành tiểu liên tiêu chuẩn và trang bị đội trà cho quân viễn chinh Pháp và chư hầu tại chiến trường này.
Ảnh: Lính viễn chinh Pháp và lính thuộc địa trong một trận càn với súng tiểu liên MAT-49 – Nguồn ảnh: TL.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Quân đội ta còn thiếu thốn trang bị vũ khí nặng nề và chưa đáp ứng được nhu cầu chiến trường, do đó việc tái sử dụng các loại vũ khí của địch trong đó có MAT-49 là giải pháp hữu hiệu. Vì vậy, MAT-49 đều được sử dụng rộng rãi bởi cả quân Pháp lẫn bộ đội Việt Minh. Sau khi thắng lợi, hàng ngàn khẩu MAT-49 đã trở thành chiến lợi phẩm của ta.
Ảnh: Lính Hmong tay sai của Pháp tại Đông Dương với súng tiểu liên MAT-49 – Nguồn ảnh: TL.
Súng có trọng lượng khá nặng vì được chế tạo hoàn toàn từ kim loại, với 3.5kg trong trạng thái rỗng và 4.2kg khi sử dụng hộp tiếp đạn 32 viên.
Ảnh: Lính Pháp trong một trận càn quét tại Việt Nam với súng tiểu liên MAT-49 – Nguồn ảnh: TL.
Chiều dài của súng khi gập báng là 460mm và mở báng là 720mm, nòng dài 230mm và sử dụng cỡ đạn 9×19 Parabellum cho phép súng đạt tầm bắn hiệu quả lên tới 200m. Có thể thấy, đây là một khẩu tiểu liên rất gọn gàng, linh hoạt, phù hợp với môi trường tác chiến không gian hẹp hay rừng rậm như ở Việt Nam. Ảnh: Một lính Pháp với khẩu MAT-49 trên tay trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 – Nguồn ảnh: TL.
Tốc độ bắn của MAT-49 là không quá cao, chỉ khoảng 600 phát/phút, tuy nhiên tại thời điểm nó ra đời, khi mà súng trường bán tự động hay thậm chí là súng trường lên đạn phát một còn đang phổ biến thì đây rõ ràng là một “sát thủ” đáng gờm và vô cùng nguy hiểm. Ảnh: Binh sĩ với tiểu liên MAT-49 tại chiến trường Ai Cập – Nguồn ảnh: TL
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, để giữ bí mật và tránh yếu tố vi phạm hiệp định Geneva (trên danh nghĩa), Bộ quốc phòng chủ trương tận dụng và cải biên các loại vũ khí thu được từ Pháp, Mỹ để bổ sung trang bị cho Quân giải phóng miền Nam. Tháng 3/1962, Phòng Kỹ thuật sửa chữa (Cục quân giới) phối hợp với nhà máy Z1 (nay là nhà máy Z-111) nghiên cứu đề tài cải biên súng tiểu liên MAT-49 để bắn đạn 7.62x25mm Tokarev cho đồng bộ với vũ khí ta. Ảnh: Chiến sĩ Giải phóng quân với súng MAT-49 cải biên trên chiến trường miền Nam năm 1966 – Nguồn ảnh: TL.
MAT-49 cải tiến có 3 thay đổi chính, đó là thay nòng súng nguyên bản bằng nòng súng tiểu liên K50, đầu ngắm được làm lại, hộp tiếp đạn nguyên bản được sửa đổi để có thể lắp đạn Tokarev nhưng vẫn đảm bảo tính năng khi bắn liên thanh và có thể chứa được tối đa 35 viên thay vì 32 viên như nguyên bản. Trong 2 năm từ 1962-1963, đã có hơn 2.000 khẩu MAT-49 được cải tiến và chi viện cho miền Nam.
Ảnh: Một khẩu MAT-49 cải tiến của bộ đội Việt Nam. Nguồn ảnh: VKVN.
Sau khi cải tiến, trọng lượng của súng tăng lên từ 4.2kg lên đến gần 5kg khi mang hộp tiếp đạn. MAT-49 cải tiến có nòng dài 260mm, hơn 30mm so với nòng 230mm nguyên bản và nhìn bằng mắt thường ta có thể dễ dàng nhận ra rằng ở súng cải tiến, phần ốp tản nhiệt với các lỗ thoát khí 1/2 chiều dài nòng súng trong khi ở nguyên bản chiếm đến 2/3 độ dài nòng. Tốc độ bắn cũng tăng lên rõ rệt, từ 600 phát/phút lên tới khoảng 900 phát/phút. Về sơ tốc đầu đạn, tầm bắn hiệu quả tương đương tiểu liên K-50.
Ảnh: Chiến sĩ Giải phóng hành quân với súng MAT-49 cải tiến – Nguồn ảnh: TL.
Kể từ năm 1964-1965, chiến tranh lan rộng và việc đưa bộ đội và vũ khí từ miền Bắc vào chi viện diễn ra công khai hơn nên các loại vũ khí chiến lợi phẩm trước đây đã dần bị thay thế bởi vũ khí của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em viện trợ. Tuy nhiên, những khẩu MAT-49 cải tiến cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ lúc mà lực lượng cách mạng còn đang non trẻ, thiếu thốn các loại súng có khả năng tác chiến cao. Khẩu súng đã minh chứng cho khả năng của ngành Quân giới Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt. Ảnh: Lính chư hầu người bản xứ của Pháp trong chiến tranh Đông Dương lần I với tiểu liên MAT-49 – Nguồn ảnh: TL.

 

Theo Khám phá

Video hay


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu