Vì sao Đức Phật dạy: “Nếu không thể nói lời ái ngữ, tốt nhất nên giữ im lặng”?

15:27 | 09/03/2022

Trong cuộc sống, có những điều con người không nên tùy tiện nói ra, như Đức Phật đã dạy: “Nếu không thể nói lời ái ngữ, tốt nhất nên giữ im lặng”. Vì vậy, trước khi mở miệng, chúng ta cần nhớ 9 điều tuyệt đối tránh nếu không muốn tiêu tan phúc đức, tương lai lụi bại.


1. Bỏ lời nói dễ dãi

Lời nói không thể nói dễ dàng. Nếu thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói.

Lời không được hứa dễ dàng. Nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa.

Gặp chuyện đừng tùy tiện phát ngôn, nếu không sẽ mang họa vào thân.

Cũng đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác khi chưa cân nhắc và suy xét, nếu không sẽ mất chữ tín.

2. Bỏ lời nói lộng ngôn, ngông cuồng

Lộng ngôn là những lời nói trong lúc cao hứng mà sinh ra. Người nói lời lộng ngôn, ngông cuồng thường là kẻ tự phụ, ỷ vào cái gọi là sở trường, tài năng của mình. Vốn đã coi người khác bằng nửa con mắt từ lâu. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, những kẻ tự phụ thường chịu kết cục đau thương nhất.

Cổ nhân giảng: “Kẻ khôn thực sự lại thường giả ngu ngơ và chuyện thùng rỗng kêu to là rất phổ biến. Kể không thực sự có tài thường mạnh miệng bề ngoài. Chỉ là lấy khẩu khí để lấp đầy sự thiếu hụt của trí tuệ và tài năng”.

Nói lời ngông cuồng cũng thường là bước đầu tiên dẫn người ta đến việc làm điều ngông cuồng. Họ có thể nói ra được lời nói lộng ngôn thì cũng hoàn toàn đủ gan để làm những chuyện tày trời, bất chấp. Như thế không thể gọi là người thông minh được. Bởi người thông minh luôn biết dấu cái tài năng của mình bên trong, thường không thể hiện ra bên ngoài, đặc biệt là qua lời nói.

Người thông minh hiểu rằng, hiển thị tài năng chỉ là chuốc thêm rất nhiều sự đố kỵ, ghen ghét của người đời. Ở một phương diện khác, bậc quân tử thường giữ được phong thái trầm tĩnh, vui buồn không để lộ ra ngoài. Và có thể nhún mình, nhường nhịn người khác mà thu phục nhân tâm.

Một người đã ở cảnh giới cao, thường xét đoán sự việc khác hẳn. Kẻ tiểu nhân thường tranh hơn nhau khẩu khí, còn bậc quân tử chỉ cần dùng hành động để chứng minh trí tuệ của mình. Đó là 2 việc hoàn toàn khác nhau vậy.

3. Bỏ việc nói nhiều

Bệnh từ miệng mà vào. Họa từ miệng mà ra.

Nói chuyện không nên nói quá nhiều, nói nhiều là bị thiệt.

Trong Mặc Tử có ghi, học sinh của Mặc Tử là Cầm hỏi Mặc Tử: “Nói nhiều có ích lợi không?”

Mặc Tử trả lời: “Con cóc, con ếch cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng. Kêu đến khô mồm, mỏi lưỡi nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm, nhìn thấy con gà trống đỏ gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động, mọi người đều thức dậy. Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ thì mới có ích lợi thôi“.

Như vậy, Mặc Tử muốn nói với chúng ta, lời không cần nói nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.

4. Bỏ lời nói thẳng thừng

Không nên nói thẳng mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không sẽ gây ra phiền toái. Lời nói không nên thẳng thắn, phải nói vòng vo một chút, không nên nói lời lạnh lùng như băng, phải tăng thêm nhiệt khi nói. Nghĩ đến sự tự tôn của người khác, đặt sự tự tôn của người khác lên vị trí số 1.

5. Bỏ nói lời quá đáng

Nói chuyện phải súc tích, đừng nói mà không chừa đường lui. Biết hết cũng không cần nói ra hết, chừa đường lui cho người khác để chút khổ đức cho chính mình. Trách người không cần trách khắt khe, khoan dung với người khác một chút cũng chính là cho mình một phần linh động, một đường lui.

6. Bỏ lời nói ác nghiệt, oán hận

Khi gặp chuyện không vừa ý hoặc cảm thấy bị đối xử bất công, người ta thường có xu hướng thất vọng, phàn nàn, thậm chí buông lời oán hận. Một khi đã oán thì họ hận tất cả, kể cả trời đất, thần phật. Thực tế, những gian nan, khổ ải một người thường gặp phải không có gì là bất công.

Phật Gia giảng về nghiệp lực, luân báo rằng: Mọi khổ nạn mà con người phải gánh chịu đều là nghiệp báo cho những hành vi, ý nghĩ bất hảo của họ trong đời này hoăc từ kiếp trước. Đã nợ nghiệp mà không muốn trả nghiệp, lẽ nào lại có lý như vậy?

Lời oán hận thường mang theo những năng lượng rất xấu bởi nó xuất phát từ tâm oán trách, đố kỵ, lòng sân hận của người ta. Oán hận sẽ che mờ lý trí của họ, sẽ khiến họ không còn phân biệt thật giả, đúng sai, phải trái. Như thế hậu quả gây ra thậm chí còn tai hại hơn. Từ nói lời oán hận, người ta còn có thể gây ra việc ác nghiệp, hại người, hại mệnh.

Người thông minh thường có cách ứng xử khác, đứng trước khổ nạn, gian khó hay sự thua thiệt, mất mát về lợi ích cá nhân, họ đương nhiên không một lời oán trách, họ biết học cách chấp nhận, học cách thích nghi.

Đứng trước sóng gió, bão giông, người thông minh luôn giữ được tâm thái bình hòa, thanh thản. Cũng nhờ thế, họ không bị mê mờ trong oán hận, tầm nhìn lại có thể rộng mở hơn. Chỉ cần có được sự tỉnh táo, mọi khó nạn trong đời, họ tất thảy đều bước qua, đúng hơn là vui vẻ bước qua.

7. Không nói lộ chuyện

Không được tiết lộ cơ mật: Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại. Chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại. Đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được để lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người. Nó cũng dễ gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi sự việc chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết để tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt, làm người khác cảm thấy hoang mang, lo sợ.

8. Không nói lời ác độc

Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác. Người xưa nói, đao cắt dễ lành, ác ngôn khó tan. Sự tổn thương bạn gây ra trong tâm can người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.

9. Không nói lời kiêu căng

Căng chính là tự đại, tự cho mình là đúng. Lão Tử nói: “Tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng. Người tự mình khoe tài, ngược lại mất hết công lao. Người tự đề cao bản thân sẽ không có tiến triển. Người nói lời kiêu căng, không phải kiêu ngạo thì là vô tri, dù là loại nào cũng sẽ là bất lợi với sự trưởng thành của chính mình và cũng dẫn đến sự chán ghét của người khác”.

LKLinh (s/t)

Cùng chuyên mục

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

“Troussier Out!”

“Troussier Out!”

HÀ TĨNH: Việc “phát hiện” và di chuyển 41 sắc phong ra khỏi Chùa Am đã “hé lộ” nhiều vấn đề bất cập

HÀ TĨNH: Việc “phát hiện” và di chuyển 41 sắc phong ra khỏi Chùa Am đã “hé lộ” nhiều vấn đề bất cập

Chuyện về phát hiện 41 sắc phong ở Hà Tĩnh

Chuyện về phát hiện 41 sắc phong ở Hà Tĩnh

‘2 Phải 4 Không’ để phòng lừa đảo trực tuyến

‘2 Phải 4 Không’ để phòng lừa đảo trực tuyến

Lợi nhuận ‘khủng’ của cơ sở sản xuất sữa giả, bán online

Lợi nhuận ‘khủng’ của cơ sở sản xuất sữa giả, bán online

Ngài GURUJI SAGARRUMAGARMATHA

Ngài GURUJI SAGARRUMAGARMATHA

NGUỒN CỘI HÓA NHÂN

NGUỒN CỘI HÓA NHÂN