Gốm sứ là một trong những nguyên liệu phổ biến và mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Việt. Được hình thành từ hơn 25.000 năm về trước, đến nay gốm sứ đã trở nên ưu dụng trong đời sống và trang trí nhà cửa, đồ gia dụng,…v.v..
Nghệ nhân gốm sứ Việt đang chế tác.
Vậy gốm sứ là gì và nó có gì đặc biệt?
Từ những hỗn hợp đất sét, các nguyên tố đất, bột và nước, tất cả được định hình thành các hình dạng mong muốn. Sau khi gốm được định hình sẽ tiếp tục được nung trong lò nhiệt độ cao được gọi là lò nung. Có 2 cách thức làm gốm cổ điển là nung và gốm không nung. Sứ là một dạng của đất sét được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, ở dạng cao lanh trong lò với nhiệt độ cao.
Gốm là đồ thô mộc đã nung qua lửa nhưng không có men, chất liệu thường là thô. Nếu như là gốm có tráng men thì phải gọi là đồ sứ.
Dọc miền đất nước chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh chế tác độc đáo này ở nhiều nơi sản xuất gốm, trong đó phải kể đến những làng nghề gốm sứ quen thuộc và nổi tiếng như: Làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Hương Canh, Phù Lãng, Phước Tích,…v.v…
Vào mỗi mùa Tết trong năm, từ khi còn nhỏ, VCLAY đã luôn háo hức được thả ra sông những chú cá Chép để đưa ông Táo về trời và tác phẩm từ đây được hiện thực, chú cá Chép và những đóa sen trên dòng sông quê hương.
VCLAY, bởi vì cô như cánh én mỗi dịp xuân về nên tác phẩm này không chỉ là sản phẩm mà nó còn mang âm hưởng mùa xuân, văn hoá Việt với lũy tre làng thân thương đã in sâu trong tâm khảm của người Việt Nam.
Tại sao người Việt lại ưa thích gốm sứ đến vậy?
Sự ưa chuộng của người Việt dành cho gốm sứ được đón nhận nồng nhiệt khi gốm sứ gắn liền với nền văn hóa Việt, vừa lan tỏa giá trị nghệ thuật vừa thân quen với đời sống con người Việt Nam.
Gốm sứ Việt – Giá trị văn hóa và nghệ thuật
Gốm sứ ngày nay đã trở thành món quà quý giá trong văn hóa người Việt. Nó được chọn để trao tặng những nét đẹp và giá trị yêu thương. Từ giá trị văn hóa lâu bền của lịch sử con người gắn liền với lịch sử đồ gốm. Hơn 25.000 năm gốm sứ đã khẳng định được giá trị và góp phần tạo nên nền văn hóa của dân tộc. Cùng với đó với nghệ thuật điêu khắc độc đáo bởi các họa tiết, hoa văn và hình dạng đồ gốm đã khẳng định được vẻ đẹp của gốm sứ. Xuất hiện và gắn bó lâu bền, những đường nét, hoa văn tinh xảo trên các sản phẩm đồ gốm luôn được chú trọng như hình rồng, sư tử, hoa sen, cá chép, chim công,… được chế tác tinh tế, kỹ xảo điêu luyện tôn vinh nét đẹp cao quý cho các cung đình, vua chúa thời xưa, hay các hoa văn như: con vật, cây cảnh hoặc phong cảnh thiên nhiên, hoa trái… đơn giản nhưng vẫn sang trọng được trưng bày từ các làng quê đến thành thị.
Ngày nay đồ gốm đã trở thành một mảng văn hóa của dân tộc Việt, gắn liền giá trị văn hóa – nghệ thuật và lịch sử dân tộc.
Đóa hoa sen an lạc luôn ngự trị trong tâm hồn cô VCLAY, với đức tính thánh thiện, cô đã cho ra đời sản phẩm đậm chất chân lý và thiện lành với mong muốn người sở hữu tác phẩm này sẽ nhận được những giá trị tương ứng.
Lịch sử trong ta. Là người con gái yêu lịch sử quê hương đất nước, VCLAY đã thổi hồn vào từng sản phẩm hằng nhắc bản thân sẽ càng trân trọng, biết ơn giá trị văn hóa truyền thống. Với hoạ tiết đậm chất xưa cũ nhưng đau đáu một tình yêu Vĩnh Cửu cho quê Việt Nam.
Gốm sứ Việt – Giá trị đời sống và thực tiễn
Gốm sứ được lựa chọn là vật dụng trang trí, sử dụng làm đồ gia dụng trong gia đình như: ấm chén, bát đĩa, chậu, bình hoa… hoặc dùng trong việc gia công nhà hay cụ thể hơn là ứng dụng trong kiến trúc xây dựng, như làm gạch ốp nền, ốp tường, vv,… với độ bóng và mát của gốm sứ trong thời tiết nhiệt đới gió mùa luôn được các gia đình Việt yêu thích. Bên cạnh đó, hiện nay các sản phẩm gốm sứ trang trí Việt Nam không những được các khách hàng trong nước ưa chuộng mà còn được các bạn bè quốc tế yêu thích.
“Thương hiệu là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó.” – Jeff Bezos.
“Hãy để tôi nói về bạn theo cách riêng của tôi.”
Hà Bảo Trân