Vài nét về dịch tả: Cơn ác mộng của thế kỷ 19

17:30 | 05/11/2021

Trong lịch sử nhân loại, thế kỷ 19 là kỷ nguyên chia tay với các tác phẩm kinh điển và truyền thống. Nền văn minh cận đại và hiện đại xuất hiện, cách mạng công nghiệp lan rộng, các nhà nước nghị viện ra đời, khoa học tự nhiên trưởng thành thành một hệ thống lý luận, nghệ thuật cũng phát sinh nhiều biến đổi lớn với các trào lưu hiện đại. Thế nhưng, dù có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thì thế kỷ 19 vẫn là thời kỳ đại dịch hoành hành, đáng chú ý nhất là những lần dịch tả bùng phát lớn. Gần 5 triệu người chết vì dịch tả ở Ấn Độ. Đế quốc Anh, công xưởng thế giới bấy giờ, nơi mặt trời không bao giờ lặn đã xuất hiện 4 đợt bùng phát dịch tả. Các lục địa Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, tất cả đều bị dịch tả tấn công. Trong khi Cái Chết Đen ám ảnh châu Âu đã biến mất, thì nhân loại cũng không thể thoát khỏi sự truy đuổi của bệnh dịch, dù khoa học kỹ thuật hiện đại có mang đến tiện ích khiến con người cao ngạo.


Thuật ngữ “bệnh tả” đã có từ thời cổ đại, “Hoàng đế Nội kinh” nói: “Bệnh tả là bệnh rối loạn ở dạ dày và ruột.” Cuốn “Thương hàn luận” của Trương Trọng Cảnh đã mô tả: “Miệng nôn trôn tháo, gọi là bệnh tả.” Tuy nhiên, dịch tả vào thế kỷ 19 lại là một dịch bệnh hoàn toàn khác, mới mẻ, lây truyền nhanh chóng, và khủng khiếp hơn nhiều.

Dịch tả ban đầu chỉ là một căn bệnh mang tính địa phương ở Bangladesh, thuộc đồng bằng sông Hằng, Ấn Độ vào thế kỷ 19. Năm 1817, dịch tả bùng phát tại một thị trấn nhỏ ở Bangladesh. Lúc đầu bệnh nhân suy nhược, đổ mồ hôi ban đêm, sau đó tiêu chảy, nôn mửa, kèm theo sốt cao. Sau đó vài giờ, lâu thì không quá 5 ngày, bệnh nhân sẽ mất nước trầm trọng và chết.

Vì mất nước nghiêm trọng, trong thời gian ngắn bệnh nhân sẽ héo mòn, diện mạo trở nên hoàn toàn khác. Sự mất nước nghiêm trọng dẫn đến nước da tím xanh, nên dịch tả có lúc còn được gọi là “Cái Chết Xanh”. Lúc sắp chết, cơ thể lại càng suy kiệt trầm trọng. “Nó giống như một bộ phim quay chậm, mà chuyển động nhanh nhắc nhở người xem về cái chết ghê rợn, đáng sợ và hoàn toàn không thể kiểm soát được.”

Bức “Всё холера виновата” (Tạm dịch: Nguyên nhân là vì bệnh tả), họa sĩ Pavel Fedotov vẽ năm 1848 mô tả cái chết của một người bị tả. Xung quanh, những người khác đang say men rượu. (Tranh: Wikipedia, Public Domain).

Ấn Độ là thuộc địa của Anh vào thế kỷ 19. Sự phát triển và xuất khẩu của ngành bông sợi đã thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng cũng tạo điều kiện cho dịch tả lây lan. Các công nhân của Công ty Đông Ấn đã mang virus từ Bangladesh đến thành phố mới Kolkata, và nhanh chóng lây lan sang Trung Á, Iran, khu cận Đông của Nga, rồi đến Châu Phi và bờ biển Địa Trung Hải.

Từ cuối thế kỷ 18, tiếng gầm rú của động cơ hơi nước đã mang đến tiếng ồn “vui vẻ” cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Nhưng nó vẫn không thể che giấu được bầu không khí khủng khiếp của dịch tả đến từ vùng đất thuộc địa Ấn Độ. Người Anh sợ hãi vì dịch tả. Năm 1823, đợt dịch bệnh đầu tiên đột ngột dừng lại, đế quốc bình yên vô sự, dân chúng mừng thầm.

Không ngờ chỉ 8 năm sau, năm 1831, dịch tả đã đổ bộ vào cảng Sunderland của Anh. Kể từ đó, giữa năm 1831 – 1854, đã có 4 trận dịch tả lớn ở Anh. Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong cao khiến đế chế “mặt trời không bao giờ lặn” trở thành bóng đêm. Vị linh mục khu giáo dân Bilston tuyệt vọng nói: “Các ngành các nghề đều bị đóng cửa; chỉ có sự thiếu thốn, bệnh tật, chết chóc và hoang tàn.”

Một bác sĩ ở quận Wolverhampton đã mô tả về thành phố bị dịch tả chiếm đóng như sau: “Tất cả các khu phố đều chật kín bệnh nhân, những người chết dần chết mòn và những người đã chết… Cả thành phố tịch mịch im ắng, chỉ có tiếng chuông tang lễ lơ lửng trong không trung, nghe khá chói tai.”

Trong đợt dịch bệnh đầu tiên từ năm 1831 – 1832, dân số Anh và xứ Wales là 14 triệu người với 21.000 người chết, dân số Scotland là 2.3 triệu người với 10.000 người chết. Sau tháng 9/1832, dịch tả biến mất một cách bí ẩn ở Anh.

Khi đợt dịch tả thứ hai xảy ra vào năm 1848, khoảng 72.000 người chết ở Anh và xứ Wales, số người chết ở Scotland là 8 triệu người. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1853, giết chết khoảng 62.000 người, Scotland bị thiệt hại nặng nhất. Dịch tả lần thứ tư xâm nhập vào Liverpool từ cảng phía Đông vào năm 1866. Tổng cộng 14.378 người chết ở Anh, và lan rộng ra cả nước, ngoại trừ vùng Rutland, không có khu vực nào tránh được.

Tỷ lệ tử vong trong 4 đợt dịch tả ở Anh lần lượt là 11,19%, 20,56%, 14,57% và 6,96%. Tổng số người chết vì dịch tả là khoảng 190.000 người.

Không chỉ “quan tâm” tới phương Tây, bệnh tả còn xâm nhập vào phương Đông. Đầu những năm 1820 của thế kỷ 19, dịch tả lan sang Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và các nước châu Á khác. Nó đã lan ra khắp thế giới. Nửa đầu của thế kỷ 20, dịch tả bắt nguồn từ Ấn Độ đã “du hành trên lưng lạc đà” từ Nga đến Đức rồi đến Canada và Hoa Kỳ.

Từ năm 1817 – 1865, khoảng 5 triệu người chết vì bệnh tả ở Ấn Độ. Từ năm 1817 – 1961, trên thế giới đã có 7 đợt bùng phát dịch tả, trong đó có 5 đợt vào thế kỷ 19. Mỗi đợt dịch có thời gian ngắn khoảng 5 hoặc 6 năm và dài nhất là 2 thập kỷ. Ngoài Úc và Nam Cực, không nơi nào mà dịch tả không xuất hiện.

Vào thế kỷ 19, dịch tả được các nhà sử học gọi là căn bệnh toàn cầu và căn bệnh của thế kỷ 19, bởi dịch tả khởi phát ở Ấn Độ không chỉ lan tràn mà còn kéo dài cả thế kỷ. Do đó, cùng với Cái Chết Đen, dịch tả là “một trong những bệnh dịch khủng khiếp nhất đã tàn phá trái đất”.

Ban đầu, người Anh đánh giá sai rằng dịch tả chỉ ảnh hưởng đến người nghèo. Sự xuất hiện, lây lan và việc ngăn chặn, kiểm soát bệnh dịch đối với người Anh vẫn còn là khái niệm mơ hồ. Nhiều đợt dịch nghiêm trọng xảy ra ở London. Mọi người khẩn trương di chuyển từ thành phố về nông thôn để trốn dịch, nhưng nơi đó cũng trở nên khủng khiếp như thành phố và không còn nơi nào để trốn chạy.

Người nhiễm tả không phân biệt giàu nghèo. Năm 1854, trong trận dịch tả lần thứ 3 ở Anh, 127 người chết trong 3 ngày trên phố Brod ở khu giàu có Soho, nam London. Một tuần sau đó, gần 400 người chết, có trường hợp cả nhà đều tử vong. 3/4 số người sống sót đã bỏ nhà cửa và chạy trốn.

Vào một đêm tháng 3/1832, mọi người còn đang say sưa vui chơi trong một dạ hội ở Paris, Pháp, thì nhà thơ Đức Heinrich viết: “Đột ​​nhiên, trong một vũ trường, đôi chân của một chú hề hài hước nhất khuỵu xuống. Sau khi anh ta tháo mặt nạ ra, mọi người không ngờ rằng sắc mặt anh đã bầm tím, tiếng cười biến mất. Chiếc xe ngựa nhanh chóng chở những người vui chơi này từ sàn nhảy đến bệnh viện. Nhưng ngay sau đó họ ngã xuống thành từng hàng, trên người vẫn mặc trang phục hóa trang…”

Trong xã hội hiện đại, sau khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 19, nhân loại đã mở ra một thế giới toàn cầu hóa về kinh tế, thương mại, dân số… Đây là điều kiện khách quan được cho là dẫn đến sự lây lan toàn cầu của dịch tả. Nhưng mà khi Cái Chết Đen lây lan, nó cũng không cần đến mức độ “toàn cầu hóa” như thế.

Dù ở thời La Mã cổ đại, thời Trung Cổ, trong cuộc cách mạng công nghiệp hay thời đại thông tin thế kỷ 21, đại dịch trên toàn thế giới luôn xuất hiện theo phương thức vượt qua nhận thức, sự kháng cự và tính lịch sử của con người. Với trình độ khoa học kỹ thuật và y tế ngày càng phát triển, nhân loại luôn tự hào tuyên bố rằng mình đã khắc phục được những vấn đề trước đây, nhưng lại không thể giải quyết được những vấn đề căn bản nhất. Sinh mệnh diệt vong trên quy mô lớn do dịch bệnh là một vấn đề mang tính thảm họa hoàn toàn không mới. Nhân loại vẫn luôn chậm chạp khi đối mặt với dịch bệnh, đối với những người theo Thuyết vô thần và Chủ nghĩa khoa học mà nói, đây là một sự thật đành phải chấp nhận.

Còn với những người hữu Thần thì sao? Quay lại trận dịch tả thế kỷ 19, kỳ thực cho đến ngày nay, mặc dù nhân loại biết rõ cơ chế gây bệnh và lây lan của dịch tả, nhưng lại không hiểu biết vì sao mà dịch phát ở một vài nơi, nhưng lại không phát ở những nơi khác, cũng không hiểu vì sao dịch bệnh biến mất một cách đột ngột. Điều này thật ra đâu chỉ xuất hiện với dịch tả, tất cả những trận đại dịch mà nhân loại đã trải qua đều có yếu tố “không giải thích được” này.

Vào đầu thế kỷ 19, những thay đổi xã hội mạnh mẽ do cách mạng công nghiệp gây ra đã tác động lớn đến lối sống chính thống và đạo đức tôn giáo ở Anh. Lòng ham mê tiền bạc của con người đã làm suy yếu đức tin, suy thoái đạo đức, buông thả tinh thần. Nhiều tệ nạn trở thành đặc trưng mới trong lối sống của con người xã hội công nghiệp.

Các giáo sĩ Anh cho rằng dịch tả là một hình phạt cho sự phát triển công nghiệp lệch lạc với truyền thống, đồng thời là lời cảnh báo và răn dạy đối với quan điểm tâm linh thời bấy giờ của nước Anh. Những khu vực đạo đức càng suy thoái thì dịch tả càng nghiêm trọng. Con người cần phải trở về trong vòng tay bao bọc của Chúa, “tẩy tịnh tâm linh”, và cầu xin Chúa tha thứ để thoát khỏi dịch tả.

Khi dịch tả hoành hành vào năm 1831, Nhà Thờ đã đề xuất cách đối phó với dịch tả là ước dục, sạch sẽ, siêng năng, kiên nhẫn và đọc sách Phúc âm. Vua William IV vào thời điểm đó cũng ủng hộ những ngày ăn chay quốc gia. Sau nhiều lần sám hối như vậy, trận dịch tả năm 1832 đột nhiên biến mất.

Khi dịch bệnh vượt qua Đại Tây Dương để đến Hoa Kỳ vào năm 1832, nhiều người Hoa Kỳ bấy giờ vẫn còn rất sùng đạo. Họ tin rằng dịch tả là một sự trừng phạt từ Chúa. Sự ô uế, sa đọa và buông thả, cũng như tội lỗi của chủ nghĩa vật chất, là nguyên nhân sâu xa của dịch bệnh. Họ cho rằng nhằm chữa khỏi bệnh tật và phục hồi sức khỏe, con người phải tuân theo ý muốn của Thiên Chúa về cả thể xác lẫn tâm hồn, ít nhất là tuân theo một cuộc sống sạch sẽ, ngăn nắp, đạo đức và có ước thúc.

Ngày nay, ngày càng nhiều người quay lưng lại với tôn giáo, tín ngưỡng và Thần linh. Mặc dù khoa học bản thân nó không xấu, nhưng vì có nó mà con người cao ngạo, tự tôn xưng bản thân là phi phàm, đó là vấn đề của con người chứ không phải khoa học. Con người ngày nay xác thực là tin vào khoa học chứ không tin vào tôn giáo, bởi vì khi đối mặt với đại dịch, ánh mắt của nhân loại chủ yếu đều đổ dồn về khoa học mà không phải là đức tin. Nhưng thuốc càng phát triển, y học càng phát triển, thì bệnh lại càng phát triển hơn, tạo thành một vòng xoáy không điểm dừng.

Dù tuổi thọ trung bình cao hơn, nhưng cuộc sống của con người lại khổ ải hơn. Trong khi đó, cảm giác hạnh phúc của con người là không đổi, ngày nay có được một chiếc “siêu xe” thì cũng không thể vui hơn so với ngày xưa có được một con “thiên lý mã”. Bởi vậy, “tẩy tịnh tâm linh” có lẽ là một vấn đề lớn mà dịch tả thế kỷ 19 lưu lại cho nhân loại ngày nay suy ngẫm.

 

Theo Epoch Times

Video hay

Cùng chuyên mục

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”

Bế giảng khóa Bồi dưỡng “Nghiệp vụ Truyền thông – Quan hệ công chúng”

Bế giảng khóa Bồi dưỡng “Nghiệp vụ Truyền thông – Quan hệ công chúng”

Droppii ra mắt Phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm

Droppii ra mắt Phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm

Festival Tango Mặt trời mọc 2024 sẽ diễn ra tại Hội An và Đà Nẵng

Festival Tango Mặt trời mọc 2024 sẽ diễn ra tại Hội An và Đà Nẵng

Cảnh báo chiêu trò mạo danh các doanh nghiệp, thương hiệu uy tín để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò mạo danh các doanh nghiệp, thương hiệu uy tín để lừa đảo