Những câu chuyện ngụ ngôn này cũng nói lên thời đại của chúng ta vì chúng vượt qua ranh giới sự khác biệt về văn hóa. Suy đoán của học giả về sắc tộc của Aesop — ông ấy có phải là người Hy Lạp không? Hay là người Thracian? Hay là người Ethiopia? — điều này cũng tiết lộ nguồn gốc đa văn hóa của những câu chuyện này.
Hàng trăm cuốn sách đáng chú ý trong 3.000 năm qua của nền văn minh phương Tây, bao gồm triết học, luận thuyết khoa học, lịch sử và tiểu sử, thơ ca — kho tàng của các nhà văn và các tác phẩm của họ dường như vô tận.
Nhà triết học Roger Scruton (1944–2020) đã dành cả cuộc đời để khám phá những kho báu này. Ông từng tuyên bố rằng “Văn hóa của một nền văn minh là nghệ thuật và văn học mà qua đó nó đề cao sự nhận thức về chính mình và xác định tầm nhìn của nó về thế giới”.
Tuyên bố của Scruton đúng với tất cả các nền văn minh vĩ đại trên thế giới. Ngay cả trong xã hội phương Tây ngày nay, khi rất nhiều người phớt lờ hoặc tấn công văn hóa và giá trị truyền thống, tất cả chúng ta – ngay cả những người phản đối kịch liệt nhất – đều mắc nợ các nhà tư tưởng và các nghệ sĩ như Socrates, Pascal, Giotto, Michelangelo, Scarlatti và Mozart.
Một người thường bị bỏ quên nhưng đã góp phần kiến tạo nên văn hóa phương Tây là một người đàn ông bị che khuất trong sương thời gian, nhưng tầm ảnh hưởng của ông ấy rất lớn: đó là người sáng tác ra truyện ngụ ngôn Aesop.
Người đàn ông bí ẩn
Các học giả từ lâu đã tranh luận về danh tính của Aesop và trên thực tế, liệu rằng ông ta có từng tồn tại hay không. Ngay cả đối với người xưa, Aesop cũng là một điều bí ẩn. Một số người nghĩ ông ấy là một nô lệ, những người khác xem ông ấy như là một cố vấn của Vua Croesus, và vẫn còn những người khác lại xem ông ấy là một người Hy Lạp, một người Thracia, một người Ethiopia, hoặc một người đến từ đảo Samos chuyên tìm ra giải pháp hay câu trả lời cho những điều bí ẩn khó hiểu, người mà đã trở thành cố vấn cho vua Babylon.
Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết liệu rằng đã từng có một người đàn ông được gọi là Aesop từng đi bộ trên trái đất, sáng tác hoặc thu thập các câu chuyện ngụ ngôn, và sau đó truyền lại chúng cho những người cùng thời của mình hay không, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng những câu chuyện đạo đức được thu thập lại dưới tên của ông ấy từ lâu đã ảnh hưởng đến nền văn hóa của chúng ta và góp phần vào việc giáo dục những người trẻ tuổi của chúng ta.
Thậm chí ngày nay, truyện ngụ ngôn của Aesop còn xuất hiện trong các tuyển tập dành cho trẻ em. Ví dụ, trong “The Book of Virtues for Young People” (“Cuốn sách về đức hạnh dành cho thanh thiếu niên”) của William Bennett, chúng tôi tìm thấy câu chuyện “Cáo và quạ”, “Ếch và cái giếng”, “Ruồi và Lọ mật ong”, “The Bear and the Travelers” (“Gấu và những người du hành”), “Hercules and the Wagoner” (“Hercules và người đánh xe”), và “The Farmer and His Sons” (“Người nông dân và những đứa con trai”), tất cả những câu chuyện này đều được cho là những sáng tác của người viết truyện ngụ ngôn thời cổ xưa là Aesop.
Thỏ và Rùa
Đây có lẽ là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Aesop. Chúng tôi tìm thấy câu chuyện về cuộc chạy đua giữa thỏ và rùa này trong nhiều tuyển tập văn học dành cho trẻ em cũng như sách truyện riêng lẻ. Nếu chúng ta truy cập YouTube và tìm kiếm “The Tortoise and the Hare” (Thỏ và Rùa), thì có nhiều video về cuộc đua nổi tiếng nhất này của thỏ và rùa cũng xuất hiện. Thật vậy, từ cách đây lâu rồi, từ năm 1934, Walt Disney Studios đã sản xuất một bộ phim hoạt hình về câu chuyện nổi tiếng này.
Trong trường hợp bạn cần một sự nhắc nhớ lại câu chuyện này, thì đây là tóm tắt ngắn gọn cho câu chuyện ngụ ngôn đó. Một con thỏ rừng tự xưng là sinh vật nhanh nhẹn nhất trong tất cả các khu rừng. Mệt mỏi vì sự khoác lác của thỏ rừng, một con rùa chấp nhận thử thách trong một cuộc đua. Con thỏ đồng ý, và thế là chúng bắt đầu cuộc đua. Con thỏ chạy vượt qua con rùa nhanh đến nỗi nó quyết định nghỉ ngơi, nằm xuống và ngủ thiếp đi trên bãi cỏ ngập nắng. Con rùa chậm chạp đi vượt qua con thỏ đang ngủ và vượt qua vạch đích ngay đúng lúc con thỏ tỉnh dậy và nhận ra mình là kẻ thua cuộc.
Đạo lý từ câu chuyện: Chậm và chắc sẽ thắng trong cuộc đua.
Vị hoàng đế đầu tiên của La Mã, Caesar Augustus, còn được biết đến là Octavian, đã áp dụng phương châm cá nhân của mình là “Festina lente”, dịch sang tiếng Anh là “Hãy làm những việc gấp một cách từ từ”. Nói cách khác, hãy tiếp tục theo đuổi mục tiêu bạn đang làm nhưng hãy làm một cách kỹ lưỡng chu đáo. Có phải câu chuyện ngụ ngôn của Aesop đã truyền cảm hứng cho Octavian về phương châm này không? Chúng tôi không thể nói chắc về điều đó, nhưng chắc chắn Aesop đã trở thành quen thuộc với người Hy Lạp và những câu chuyện của Aesop đã được Phaedrus (một trong những người nô lệ được trả tự do của triều đại hoàng đế Caesar Augustus) tổng hợp thành một tuyển tập các câu chuyện.
Dù là gì đi nữa, hầu hết chúng ta đều đã từng nghe “Chậm và chắc sẽ thắng trong cuộc đua”, đó là một dấu hiệu nữa cho thấy tầm ảnh hưởng luôn tiếp diễn của Aesop đối với nền văn hóa của chúng ta.
Thêm những tặng phẩm
Những truyện ngụ ngôn phổ biến khác được công nhận là của Aesop bao gồm “Con cáo và chùm nho”, “Con kiến và con châu chấu”, “Sư tử và chuột” và “Sói đội lốt cừu”.
Cũng giống như “Thỏ và Rùa”, mỗi câu chuyện trong số này đều truyền đạt một bài học. Ví dụ, trong câu chuyện “Sư tử và chuột”, một con chuột làm một con sư tử bị thức giấc, con sư tử định sẽ ăn thịt kẻ nhỏ bé đã phá giấc ngủ của nó. Con chuột cầu xin tha cho mạng sống của nó, hứa với sư tử rằng một ngày nào đó nó có thể giúp đỡ chúa sơn lâm này. Sư tử cười to lên khi nghe điều ngớ ngẩn mà chuột hứa, sư tử thả chuột ra. Sau đó, khi sư tử bị vướng vào vào một cái bẫy, con chuột nghe thấy tiếng gầm của con sư tử nên chạy nhanh đến giúp nó, nhai sợi dây đang trói con sư tử và cứu mạng nó.
Dành cho người lớn
Nhưng điều gì trong những truyện ngụ ngôn ít được độc giả biết đến? Cụ thể là, truyện ngụ ngôn nào có thể phù hợp với thời đại này của chúng ta và hoàn cảnh sống của chúng ta hiện nay?
Dưới đây là hai câu chuyện ngụ ngôn của Aesop dường như nhắm vào tình trạng náo động và hỗn loạn của tình hình chính trị ngày nay. Cả hai câu chuyện này đều là từ tuyển tập các truyện cổ của Aesop trong mục The Aesop dành cho trẻ em được đăng tải bởi trang web của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Mặc dù tiêu đề đó đề cập đến việc truyện dành cho trẻ em, nhưng nhiều người trong chúng ta ở mọi lứa tuổi đều có thể tìm thấy lời khuyên cuộc sống phù hợp từ trong những câu chuyện này. Ngoài ra, một số câu chuyện dường như dành cho người lớn hơn là dành cho trẻ em. Dưới đây là hai trong số các câu chuyện.
“Thú rừng và Bệnh dịch” kể về những con vật bị dịch bệnh hoành hành nên tập hợp lại với nhau để thảo luận về tình hình. Con sư tử đề xuất rằng sẽ hiến tế những con vật nào tội lỗi nhất trong số chúng để cầu xin các vị Thần, và sau đó sư tử thú nhận “tội lỗi” của chính nó là đã ăn thịt các loài động vật khác nhau và thậm chí ăn thịt cả một hoặc hai người chăn cừu. Các loài ăn thịt khác như sói cũng liên quan đến các cuộc tấn công đẫm máu tương tự đối với đồng loại của chúng. Nhưng khi con lừa thừa nhận đã ăn cỏ từ cánh đồng không phải của mình, những con vật khác đổ lỗi cho nó là nguyên nhân gây ra bệnh dịch, xông vào chỗ con lừa và kết liễu nó ngay tại chỗ.
Đạo lý của câu chuyện này là: Kẻ yếu bị buộc phải gánh chịu những hành vi sai trái do những kẻ mạnh gây ra. Đây cũng là một lời tố cáo về hành vi ngụy tạo và đưa ra những lời buộc tội sai trái để đổ lỗi.
Trong câu chuyện “Con sói và Cừu” chúng ta nhận được một bài học khác về sự chuyên chế. Một con sói theo dõi một con cừu ở rìa của một con lạch và nói “Ngươi đáng bị trừng phạt vì đã vọc tất cả bùn trong con lạch này làm nó đục ngầu lên”.
Con cừu phủ nhận lời buộc tội này, nhưng con sói vẫn khăng khăng đưa ra một hướng tấn công mới: “Ngươi đã từng dám nói dối ta. Hoặc đó là anh trai của ngươi đã nói dối ta”.
Khi con cừu phủ nhận lời buộc tội, khẳng định rằng nó không có anh trai, con sói nói “Đó là một người nào đó trong gia đình ngươi, và ta không có ý định bị lừa mất bữa sáng của ta đâu”.
Sau đó, con sói “bắt lấy con cừu tội nghiệp và tha nó vào trong rừng”.
Đạo lý của câu chuyện này là: Kẻ bạo ngược chuyên chế luôn luôn có thể tìm được lý lẽ cho hành động bạo ngược chuyên chế của chúng.
Cả hai câu chuyện trên đều mang hàm ý và lời cảnh tỉnh cho thời đại của chính chúng ta, và đặc biệt có vẻ phù hợp với thời đại của chúng ta khi đang đối mặt với đại dịch và các quy định.
Những ý kiến khác nhau
Những câu chuyện ngụ ngôn này cũng nói lên thời đại của chúng ta vì chúng vượt qua ranh giới sự khác biệt về văn hóa. Suy đoán của học giả về sắc tộc của Aesop — ông ấy có phải là người Hy Lạp không? Hay là người Thracian? Hay là người Ethiopia? — điều này cũng tiết lộ nguồn gốc đa văn hóa của những câu chuyện này.
Và không giống như các tác phẩm của Plato hoặc Descartes bị tấn công bởi một số người ngày nay có ý định phá hoại nền văn minh phương Tây, những truyện ngụ ngôn của Aesop, như truyện ngụ ngôn ở Tây Phi hoặc Ấn Độ hoặc ở bất kỳ khu vực nào khác là sự truyền tải những sự thật, và thay thế cho sự khác biệt về chủng tộc và tín điều. Bài học đạo đức của những truyện ngụ ngôn của Aesop có tính phổ quát trong việc kêu gọi phép lịch sự lẽ thường và tính nhân văn của chúng ta.
Việc sử dụng thường xuyên phép nhân hóa trong rất nhiều truyện ngụ ngôn này đã làm tăng thêm tính phổ quát đó, tạo ra các nhân vật bị loại bỏ khỏi “bộ lạc” của loài người. Những con gấu và con gà trống biết nói giúp tăng thêm tính trung lập, mà nếu người viết truyện ngụ ngôn dùng hình ảnh con người thì có lẽ sẽ không thể hiện được tính trung lập đó.
Bất kể chủng tộc hay niềm tin chính trị của chúng ta là gì, bài học đạo đức của những câu chuyện ngụ ngôn này sẽ mang đến sự đồng cảm với chúng ta. “Những ai phàn nàn nhiều nhất là những người chịu ít đau khổ nhất” (“Oxen and Axle-Trees” – “Đôi bò và Cặp bánh xe”), “Khi trong khủng hoảng thì đưa ra sự giúp đỡ chứ không phải đưa ra lời khuyên” (“The Boy Bathing” – “Cậu bé tắm”), và “Hành động mới đáng để tính đến, chứ không phải là những lời nói khoe khoang” (“The Boasting Traveler” – “Người lữ khách khoe khoang”). Ba ví dụ trên đây đều thể hiện những ý kiến theo lẽ thông thường, có thể đóng vai trò là nền tảng cho đạo đức và nhân cách, đặc biệt là trong thời đại mơ hồ không rõ ràng về mặt đạo đức như thời đại của chúng ta hiện nay.
Giữ cho cây sống
Trong lời nói đầu của mình cho “Chú trọng đến văn hóa” (“Culture Counts”), Roger Scruton nhận xét: “Nền văn minh của chúng ta đã bị nhổ tận gốc. Nhưng khi cây bị bật gốc, nó không phải lúc nào cũng chết. Nhựa sống của cây có thể tìm đường đến những cành cây, bất ngờ trổ lá vào mỗi mùa xuân với hy vọng trường cửu của những sinh vật sống. Điều kiện của chúng ta thật đáng kinh ngạc làm sao, và chính vì lý do đó mà văn hóa không chỉ trở nên quý giá đối với chúng ta, mà còn là một mục đích chính trị chân chính, cách hàng đầu để bảo tồn di sản đạo đức của chúng ta và để đứng vững trước một tương lai nhiều mây mù”.
Trong số những gốc cổ thụ của cây văn hóa và văn minh đó là truyện ngụ ngôn của Aesop. Khi chúng ta chia sẻ những câu chuyện của Aesop này và lời răn dạy từ các câu chuyện với con cái của chúng ta, hoặc khi chính chúng ta tự mình xem lại những nguyên tắc sống cổ xưa, có ý nghĩa này, suy ngẫm về ý nghĩa của chúng và ghi nhớ chúng vào tâm hồn của chính mình, chúng ta tưới nước cho những gốc rễ đó và giữ cho cây được tiếp tục sống .
Đạo đức của câu chuyện: Đọc một số truyện của Aesop và giới thiệu truyện ngụ ngôn của Aesop cho con cái của bạn. Giới thiệu về tác giả: Jeff Minick có bốn người con và có “một trung đội” cháu, số lượng đang tăng dần lên. Trong 20 năm, ông dạy lịch sử, văn học và tiếng Latinh cho các buổi hội thảo của học sinh được giáo dục tại nhà ở Asheville, NC. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết, “Amanda Bell” và “Dust on their Wings,” và hai tác phẩm về người thật việc thật/phi hư cấu ” Learning as I Go ”và“ Movies Make the Man”. Hiện nay, ông ấy sống và viết bài ở Front Royal.
Theo tác giả Jeff Minick – The Epoch Times