Trung Quốc sẽ có “Mặt Trăng nhân tạo” của riêng mình

21:14 | 22/10/2018

Trung Quốc đang dự định phóng một “Mặt trăng nhân tạo” lên quỹ đạo để tiết kiệm tiền điện, giảm thiểu số cột đèn trên phố.

Các quan chức TP Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), đã tiết lộ một kế hoạch phóng vệ tinh chiếu sáng hay còn gọi là “Mặt trăng nhân tạo” lên quỹ đạo để tiết kiệm tiền điện, giảm thiểu số cột đèn trên phố.

Mới nghe tưởng chừng đây là chuyện chỉ có trong phim viễn tưởng nhưng các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định chắc nịch rằng “Mặt trăng nhân tạo” sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2020.

Trung Quốc sẽ chuẩn bị có “Mặt trăng” của riêng mình vào năm 2020. Ảnh: Getty

Truyền thông địa phương cho biết vệ tinh chiếu sáng này sẽ được thiết kế nhằm bổ sung ánh sáng cho mặt trăng vào ban đêm, với độ sáng gấp tám lần mặt trăng thật và đủ sáng để thay thế đèn đường trong TP, góp phần cắt giảm 1,2 tỉ nhân dân tệ (khoảng hơn 4.000 tỉ đồng) tiền điện mỗi năm.

“Vệ tinh chiếu sáng này có thể chiếu sáng một khu vực có đường kính 10-80 km, với phạm vi chính xác” – ông Wu Chunfeng, Giám đốc Hiệp hội Khoa học Khu vực Mới Tian Fu, cho biết.

“Mặt trăng nhân tạo sẽ được phủ một lớp phản chiếu cao để phản xạ ánh sáng mặt trời. TP Thành Đô sẽ là trọng tâm chiếu sáng chính.

Được biết việc thử nghiệm vệ tinh chiếu sáng đã bắt đầu từ nhiều năm trước với khâu công nghệ và thiết kế đã sẵn sàng. Nếu thành công, ngoài công việc thắp sáng hằng ngày, mặt trăng này còn được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như mất điện hay thảm họa tự nhiên.

Các quan chức TP Thành Đô mong đợi TP sẽ thu hút thêm khách du lịch khi mặt trăng nhân tạo được chiếu sáng. Tuy nhiên, một số người đã bày tỏ lo ngại rằng ánh sáng phản xạ từ không gian có thể có tác động bất lợi đến đồng hồ sinh học của cư dân TP.

Kang Weimin, Giám đốc Viện Quang học của Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, giải thích rằng ánh sáng từ vệ tinh sẽ tương tự màu sắc của hoàng hôn, vì vậy nó sẽ không biến đêm thành ngày.

Ý tưởng mặt trăng nhân tạo xuất phát từ “một nghệ sĩ người Pháp, người đã tưởng tượng treo một chiếc vòng cổ làm bằng gương trên Trái đất có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời lên đường phố Paris quanh năm”.

Theo TPO


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH