Triển lãm ‘Chế độ Y quan triều Nguyễn’ – Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản

1:01 | 28/06/2022

Chiều 27/6 tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ‘‘Chế độ Y quan triều Nguyễn’’ do Cục văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn của Tuần lễ Festival Huế 2022.

Trang phục là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên tính quy củ về hình thức của triều đại quân chủ. Đặc biệt, chế độ Y quan và Lễ nhạc là những tiêu chí để đánh giá trình độ văn minh triều đại của các nước phương Đông. Dưới triều Nguyễn, chế độ Y quan được đặc biệt xem trọng thông qua việc nghiên cứu, xây dựng và thiết lập chế độ Y quan và Lễ nhạc phù hợp.

Triển lãm diễn ra từ 27/6/2022 đến 7/7/2022

Tham dự khai mạc Triển lãm có sự hiện diện của Ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Tỉnh ủy; Ông Nguyễn Thanh Bình – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2022; Ông Phan Thanh Hải – TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2022; Bà Nguyễn Thu Hoài – Phó giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; PGS.TS Nguyễn Phước Bửu Nam – Chủ tịch Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước Tộc Việt Nam; Bà Đinh Thị Hoài Trai – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế; Nhà sưu tập cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng cùng các cán bộ Phòng, Sở, các đơn vị truyền thông, báo đài đưa tin.

Đại biểu tham dự lễ khai mạc Triển lãm

Chế độ trang phục được nhà Nguyễn đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với từng giai tầng trong xã hội. Các bậc tiền nhân tinh tế kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật may thêu, hội họa và chế tạo kim hoàn tạo ra trang phục đặc biệt tinh xảo cho tầng lớp quý tộc và quan lại.

Bà Đinh Thị Hoài Trai – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế phát biểu tại lễ khai mạc

Triển lãm trưng bày hơn 120 phiên bản tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc về chế độ Y quan về (trang phục) các tầng lớp trong xã hội triều Nguyễn được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Huế,…

Ông Phan Thanh Hải – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Phó Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2022

Phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm, ông Phan Thanh Hải mong rằng Triển lãm là dịp để du khách cũng như người dân Thừa Thiên Huế hiểu rõ hơn và thêm tự hào y quan dưới triều Nguyễn, ông bày tỏ hy vọng thế hệ trẻ gắng xây dựng, phát huy hơn nữa về văn hóa, về di sản có bề dày lịch sử.

Triển lãm gồm 3 chủ đề: trang phục hoàng gia; trang phục quan lại, binh lính; trang phục tân khoa.

Trang phục Hoàng gia

Chế độ Y quan hoàng cung triều Nguyễn không chỉ thể hiện sự thống nhất, tập trung của triều đình mà còn là sự kế thừa văn hóa đặc trưng của các triều đại trước đó. Sự phân chia đẳng cấp được xem trọng đặc biệt Trang phục Hoàng gia trong văn hóa cung đình,phân theo thứ bậc đế, hậu, hoàng tử, công chúa, tôn thất. Bên cạnh đó, chú trọng đến chi tiết như: chất liệu vải, màu sắc, kiểu dáng, họa tiết trang trí, số lượng y phuc, vật liệu trang sức đi kèm.

Các nghệ sĩ biểu diễn trong Lễ khai mạc Triển lãm

Các loại trang phục hoàng cung có tên gọi, màu sắc, công năng riêng và được mặc vào những dịp cụ thể Vải lụa cao cấp được đặt mua từ Trung Hoa và các hộ dệt vải lụa ở Hà Đông và một số địa phương khác để may trang phục cho vua chúa, hoàng thân quốc thích. Áo mũ của vua hậu triều Nguyễn đều được gắn vàng bạc, kim cương, trân châu để tăng thêm giá trị và uy nghi.

Trang phục quan lại, binh lính

Quy chế triều phục quan lại dưới triều Nguyễn được phân cấp rất rõ ràng theo phẩm hàm mà quan viên văn võ được nhà vua ban triều phục đại triều và thường triều. Triều phục đại triều được cấp cho quan võ tam phẩm, quan văn lục phẩm trở lên, các bậc quan còn lại thì chỉ được cấp thường triều. Quan văn đội mũ phốc đầu dáng tròn, quan võ đội mũ phốc đầu dáng vuông.

Đại biểu và khách mời thăm quan Triển lãm

 

Các cấp bậc của quan lại triều Nguyễn được phân biệt qua màu sắc áo, các chi tiết hoa văn trên áo, đai, bổ tử và mũ (mão). Đa số binh lính nhà Nguyễn đều đội nón, đi đất. Sự phân biệt các hạng lính chủ yếu ở các hạng mũ, áo. Theo đó áo mặc là áo song khai, cài khuy, xẻ vạt trước sau, vai áo có viền mây bao quanh. Việc phân cấp phẩm phục thể hiện tính tôn ti, thứ bậc của quan lại, cũng chính là tôn ti trật tự của xã hội.

 Trang phục tân khoa

Các vua triều Nguyễn rất coi trọng việc chiêu hiền đãi sĩ. Những người đỗ đạt ở các kì thi, ngoài việc được dựng bia lưu danh, còn được thiết yến, ban thưởng lụa là, vàng bạc, vinh qui bái tổ, bổ nhiệm chức quan. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng có chế độ ban thưởng phẩm phục và trâm hoa cho đệ nhất giáp tiến sĩ đệ nhất danh (trạng nguyên); đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh, đệ tam danh (bảng nhãn, thám hoa). Tài liệu được chọn trưng bày tại triển lãm thể hiện tư tưởng đề cao việc học, tôn trọng nhân tài của đất nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hơn 120 phiên bản, tài liệu, tư liệu, hình ảnh, hiện vật,… được trưng bày tại triển lãm

Chương trình do Sở Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I – Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nướctổ chức thực hiện. ‘‘ Y quan triều Nguyễn’’vớihơn 120 phiên bản tài liệu, tư liệu, hình ảnh, hiện vật đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế…, trong đó có hơn 60 văn bản tài liệu Hán Nôm thuộc khối Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới lần đầu tiên được công bố. Thông qua triển lãm, công chúng có cái nhìn tổng quát về chế độ trang phục của các tầng lớp trong xã hội triều Nguyễn,  nét đặc sắc của nghệ thuật thẩm mỹ và tinh tế trong sự phân cấp phẩm hàm. Bên cạnh đó, Y quan triều Nguyễn chính là một trong nhiều di sản độc đáo của dân tộc Việt Nam mang đậm dấu ấn lịch sử.

Một số trang phục Y quan triều Nguyễn được trưng bày trong Triển lãm:

 

 

Thùy Dương – Thùy Linh/VHVN

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024